SỬA CHỮA CẢI TẠO NHÀ NUÔI CHIM YẾN

KHÔNG THÀNH CÔNG

Sách: Nghề khai thác “vàng trắng” trong nhà – Hỏi & đáp nghề yến: 1001 trăn trở của người nông dân nuôi chim yến – Tập 1

Cuốn sách này, tác giả viết theo hướng giải đáp cho người nuôi yến những câu hỏi, thắc mắc, trăn trở của họ trong quá trình hành nghề. Anh đã cố gắng truyền đạt các hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của mình để họ từng bước gỡ rối trong nghề nghiệp,..

Bí quyết lựa chọn địa điểm vàng xây dựng nhà yến thành công

Gần như 50% sự thành công của nhà yến đến từ vị trí bạn xây dựng nhà yến của mình. Chính vì vậy nên việc lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến hợp lý là điều vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà.

Kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến

Xây dựng phần thô nhà yến là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của một nhà nuôi chim yến. Vì thế, người nuôi yến nên tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến thành công là gì?.

Bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến

Bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến cần bố trí các hệ thống bên trong một cách phù hợp để thuận tiện cho quá trình vận hành và phát huy tối đa hiệu quả của nhà yến.

Đường bay chim yến

Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng. Nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU NGHỀ NUÔI YẾN

Phần 2 - Hiện Trạng- Nghiên cứu về nghề nuôi Yến. 

 Đông Nam Á (DNA) được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật quý báu là tổ Yến, và cũng chỉ có nơi đây mới có điều kiện phù hợp để chim Yến phát triển. Chính vì thế nó cũng lại là trở lực cho một ngành nghề khi các nghiên cứu về chúng chỉ ở mức độ tìm hiểu cơ bản. Do đặc tính địa dư nên các nhà khoa học trên thế giới không có cơ hội tham gia nghiên cứu , trong khi nền khoa học hiện đại lại nằm ở các quốc gia này. Chính đặc tính này hạn chế việc nghiên cứu chuyên sâu đối với nghề nuôi chim yến trong nhà. Thiếu và yếu là hiện trạng đang tồn tại của lĩnh vực nghiên cứu. Để nhận thấy rỏ bản chất của vấn đề hãy cùng xem lại sự so kè của Đông và Tây Y. 
Đông y ra đời trước Tây y và đã chiếm giữ thế thượng phong trong một giai đoạn dài, nhưng vì tính ước lệ trong nghiên cứu nên các giá trị đạt được không tái hiện lại chính xác lần thứ 2, các thí nghiệm cứ trôi dần từ kết quả này sang kết quả khác, đôi khi có kết quả đối nghịch với nghiên cứu ban đầu. Chính điều này làm cho các giá trị cơ bản trong đông y bị nghi ngờ, bị bóp méo, đôi khi bị chính bản thân người nghiên cứu thiếu tự tin để chia sẽ. Lâu dần trở thành bản chất và gói gọn trong phạm vi hẹp, khó chia sẽ rộng rãi vì không minh chứng cho những kết quả một cách chính xác. Hay nói khác đi là Đông y không lượng hóa được các giá trị của nghiên cứu. Tây y ra đời muộn, nhưng nó nhanh chóng chiếm lấy nền tảng khoa học và đẫy Đông y rơi vào 1 góc hẹp của những tiến bộ. Các nghiên cứu của người đi trước được lớp kế thừa lập lại một cách chính xác và phát triển chúng lên một tầm cao mới. Thành tựu Tây y được chia sẽ rộng rãi và tập hợp được những phát minh vĩ đại trong cuộc sống. Tóm lại khi đo lường được vật chất hay hiện tượng, con người sẽ biết phải làm gì để khắc phục nó. Trở lại nghề nuôi Yến, do nền tảng khoa học khu vực còn hạn chế , các nhà khoa học chỉ tiến đến mức tìm hiểu hay ghi lại hiện tượng sinh học của chim Yến , nói đến đây chắc có nhiều người không đồng tình, tôi xin dẫn chứng 3 việc 
1- Khi xác định độ ẩm và nhiệt độ trong nhà Yến , các nhà khoa học phải thực nghiệm việc đo đạc trên mẫu.Để cho ra một kết luận, chúng ta càn 10 điểm đối chứng làm nền. Nếu muốn xác định nhiệt độ tại 1 điểm , chúng at phải xác định 10 điểm trong cùng một môi trường để có được kết quả. Nhưng các thí nghiệm mà tôi đọc được trên các tài liệu nghiên cứu không mô tả điều này. Làm sao có thể kết luận một cách chắc chắn khi nó không được thực hiện đúng nguyên tắc. Dựa vào các nghiên cứu của các nhà khoa học trong khu vực,các kỹ thuật nhà Yến vận dụng tùy theo cảm nhận cảu mình, họ vận dụng những thiết bị đo đạc để xác định nhiệt độ hay độ ẩm. Do không phải là các nhà khoa học nên cách triển khai cũng thiếu các điều kiện. VD để ổn định nhiệt độ trong nhà Yến , các kỹ thuật dùng sensor đo nhiệt độ. dựa vào kết quả này, các nhà kỹ thuật kích hoạt máy phun sương đẻ làm giảm nhiệt độ. một bộ phận khác ứng dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin dùng các thuật toán can thiệp để chúng tự động phun khi cần thiết. Xem cách giải quyét vấn đề của họ các chủ nhà Yến cũng phần nào yên tâm. Thật ra cách làm này chỉ dùng để trình diễn chứ không có tác dụng thực tế, vì trong môi trường nhà yến , nhiệt độ ở trên trần nhà và ở dưới sàn hoàn toàn khác nhau,để làm xác định nhiệt độ chính xác chúng at càn đặt dày đặt các sensor ở các vị trí mới có thể xác định nhiệt độ tại thời điểm can thiệp là bao nhiêu? Cách làm này chưa thấy ai nêu ra hay thực hiện. Do không xác định được chính xác nhiệt độ tại thời điểm đó là bao nhiêu thì các biện pháp xử lý đều vo hiệu.Đó là lý do tại sao có sự khac biệt trong các ngôi nhà xây cùng một kỹ thuật. Một số khác đơn giản hơn, họ dùng timer hẹn lịch để kích hoạt máy phun sương. Nhưng do thời tiết bên ngoài có độ sai lệch giữa ban ngày và ban đêm, có sự khác biệt giứa các mùa trong năm và ngay cả vùng miền..... Cuối cùng sự thành công hay thất bại đều không thể lý giải, đơn giản vì không đo lường được những hiện tượng đang xãy ra. 

2 - Một lĩnh vực khác cũng dẫn đến quan niệm sai lầm đáng tiếc. Khi nghiên cứu về thức ăn cho chim Yến , mọi người dùng phương pháp khảo cứu thực tế để xác định loại côn trùng được tìm thấy rồi , phân tích theo tỉ lệ. Kết quả này không có giá trị thực tế, nó chỉ mang tính định hướng ( Tôi sẽ trình bày sâu hơn ở phần côn trùng). vì chim Yến ăn côn trùng cánh màng, mà bộ cánh màng có vô số loài và tùy thuộc vào thười tiết , vùng miền , đặc điểm sinh học của thực vật tác động rất lớn đến loài mà chúng làm thức ăn. Với cách phân tích theo phuwong pháp lấy mẫu dễ dẫn đến sai sót do dữ liệu quá ít, các kết quả bỏ sót rất nhiều và mang tính chủ quan của người lấy mẫu ( xem quyển Dữ Liệu Lớn để nắm sâu hơn vấn đề).

 3 - Không dừng lại ở đó, việc xác định thức ăn cho chim Yến lại bỏ qua vòng đời của côn trùng dẫn đến một số người hiểu lầm là thức ăn dồi dào quanh năm ( xem mục phân tích về côn trùng). Thực tế các loài dều trải qua các giai đoạn biến thái (Phát triển ), chu kì biến thái hoàn toàn và chu kì biến thái không hoàn toàn. có những bộ trải qua 3 hoặc 4 chu kì mới trở thành thức ăn cho chim Yến. Vậy trong vòng đời của chúng, chim Yến chỉ có thể ăn 1/4 số côn trùng trong tự nhiên, (nếu tính xác suất 100%). Làm sao không thiếu thức ăn cục bộ dẫn đến chim không sinh sản . Thực tế chứng minh chưa có nhà Yến nào (theo tài liệu khảo cứu nội bộ) đạt mức độ tăng trưởng 300% mỗi năm mặc dù các điều kiện khác không thay đổi. Tôi xin phép dừng lại ở đây để kết luận nội dung này. Quá trình nghiên cứu về chim Yến còn thiếu và yếu, Trách nhiệm này đặt lên vai Hiệp Hội Yến Việt Nam.
 
 Phần 2: Hiện Trạng nghề nuôi yến (tt) 
Chim Di Cư 
Chim Yến là loài chim hoang dã , cho đến hiện tại mặc dù đã tạo môi trường nhân tạo cho chúng sinh sống nhưng riêng thức ăn vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.Do vậy việc di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm khi thời tiết thay đổi và nguồn thức ăn khan hiếm. Thật ra đối với những vùng nắng ấm áp quanh năm vẫn xãy ra việc di cư định kỳ. Trong thực tế việc "thiếu thức ăn cục bộ" cũng tạo nên sự di chuyển hàng loạt chỉ có điều chúng di chuyển bao nhiêu thì không ai nắm chắc chắn. Cần phải có hệ thống tự động , sử dụng thuật toán để xác định số lượng chim hàng ngày , và triển khai trên diện rộng mới xác định được chính xác thời điểm chúng di cư Nếu đo lường chính xác điều này , bộ phận kỹ thuật sẽ giải quyết vấn nạn di cư " Cưỡng Bức" do thiếu thức ăn và môi trường thay đổi. Thời tiết lạnh Là nguyên nhân dẫn đến chim di cư và cũng là nguyên nhân dẫn đến côn trùng chết hàng loạt. Nói chung, các yếu tố môi trường tương tác qua lại và dẫn đến một hệ quả.Chim không chết vì lạnh nhưng sẽ chết vì đói và khát. Nếu giải quyết vấn đề thức ăn, trong thức ăn có 30% nước, điều đó mặc nhiên giải quyết cả thức ăn lẫn nước uống.( xem thêm nghiên cứu chuyên sâu, thức ăn).
 
Hiện Trạng Thiếu thức ăn cục bộ Ngoài Bắc chim chêt vì thiếu thức ăn vào mùa rét, nó có thể diễn ra theo 1 kịch bản viét trước hàng năm, các nhà Yến vẫn ngậm ngùi đón nhận như một quy luật tất yếu ( xem phần giải pháp, sẽ viết sau) Còn từ đèo Hải Vân vào nam thì không chịu tác động của hiện trạng này.Thế nhưng tại sao tỉ lệ tăng đàn không như lý thuyết 300% mỗi năm. Nếu luận theo phương pháp loại suy, điều kiện môi trường , thức ăn, và tập tính sinh học của vật chủ thì chỉ có yếu tố thức ăn là biến động. Vì thế có thể tìm ra kẻ thù không tăng đàn của chim Yến là thức ăn. Vậy tại sao thức ăn dồi dào, đồng lúa , rừng cây bạt ngàn , nơi sản sinh côn trùng quanh năm thì làm sao thiếu thức ăn cho được?? Chúng ta hãy bình tĩnh để xét nhé, Hiện trạng đã có rồi, còn nguyên nhân thì sao? Hãy xét ở vòng đời côn trùng cánh màng , chúng ta sẽ có vài thông tin Chim Yến bắt mồi trong không khí, vì thế những loài côn trùng chỉ trở thành thức ăn khi và chỉ khi chúng trưởng thành và bay trên không ( có cánh). Trong những chu kì còn lại, chim Yến không thể... Vậy qua trình cung cấp thức ăn từ tự nhiên không đủ để cho chúng phát triển bền vững, khi thì quá nhiều nhưng lúc lại không có.Thực tế chỉ 25% sản lượng (nếu tính 100% bắt mồi) là có thể làm mồi cho chim. Nói đến đây sẽ có rất nhiều người cho rằng tôi dùng thuật ngụy biện để dẫn dắt, thiếu tính khoa học, bởi học thuyết cân bằng loài đã cho 1 học thuyết, thiên nhiên sẽ tự cân bằng và đó là sức mạnh của quy luật tự nhiên. Xin thưa với các bạn, nếu chim hoang dã thì hoàn toàn đúng, nhưng nội dung của vấn đề là mỗi năm chúng ta xây thêm bao nhiêu ngôi nhà Yến, con người đã tác động vào tự nhiên một cách vô tội vạ thì thiên nhiên làm sao cân bằng hở các bạn. Chúng ta đừng lạc quan tếu nữa. Theo thống kế của chúng tôi, 60% nhà yến nằm dưới điểm hòa vốn, 30% thất bại hoàn toàn và 10% thành công và sống được với nghề này làm sao để đưa 60% kia vượt lên , sự thành công của của 1 quốc gia là sự thành công của số đông chứ không phải của 10% đó. Cho đến khi chúng ta chưa ý thức được quy luật của quy luật ( Rule of rule ) thì danh sách thất bại sẽ dài ra và trong đó có cả chúng ta và người thân chúng ta nữa. Lúc này không phải là vấn đề của nghề Yến, của người buôn Yến, của anh em kỹ thuật..... mà là vấn đề của toàn xã hội. Vấn đề của Fomosa chưa ráo mực, đó không phải là vấn đề của bà con miền trung nữa, mà là vấn nạn quốc gia , mọi thành phần đang chung tay.Tôi lo cho Cần Giờ nhiều như những gì nó đang mơ.... 
Chim Yến có ăn được Rầy ??
Phần 2: Hiện trạng nghề Yến Chim Yến có ăn Rầy không? 
Sự ngộ nhận hay lạc quan Đây là câu hỏi khá thú vị! Trước hết cần xác định đặc tính sinh học của Rầy? Chúng sống nhiều trong các cánh đồng và thường bùng nổ về số lượng vào các vụ mùa. Chúng sợ tiếp xúc trực ánh sáng mặt trời do các bức xạ, và chỉ bay lên vào ban đêm dưới ánh đèn. Sự xuất hiện của chúng trên không khi có tác động của hóa chất và các tác động cơ học như gặt , phun xịt.... Nếu xét trên lý thuyết , cơ hội chim Yến bắt được Rầy là rất ít, và cơ hội đó cũng đầy nguy hiểm do Rầy đã phơi nhiễm hóa chất. Chúng at thường không phân tích đối tượng làm thức ăn cho chim Yến một cách chi tiết dẫn đến xem nhẹ yếu tố thức ăn hỗ trợ để chúng được phát triển tương xứng với khả năng vốn có. Chim yến ăn Rầy nhưng đó chỉ là những tỉ lệ rất ít và có thể đó là giao điểm của dữ liệu nhỏ, khi mà con người chỉ làm mẫu vài lần rồi kết luận. Cho đến giừo phút này tôi vẫn tự hỏi làm sao chi Yến ăn được rầy khi mà chúng không bay lên không trung vào ban ngày. Côn trùng có thể bay lên dày đặt vào ban đêm , nhưng không có nghĩa là chúng sẽ bay lên vào ban ngày. Có một giáo sư người Anh chia sẽ với tôi về kỹ năng tìm kiếm thông tin cho các nghiên cứu, ông ấy chia sẽ với tôi rằng, ông ấy là một người kém thông minh , nhưng vì ông ấy luôn luôn đặt câu hỏi trong mọi vấn đề, và sau đó đi tìm câu trả lời, những câu hỏi nào không có lời giải thì đó là nút thắt của vấn đề, Ông at sẽ đào sâu hơn và tìm người trợ giúp.... Khi chúng at xác định chim Yến ăn các loài côn trùng trong tự nhiên, nhưng chúng at đã đi tìm chúng ăn bao nhiêu loài ? những loài đó có ở những đâu? điều kiện để chúng sinh sản? và vòng đời của chúng?..... Các bạn ạ, khi chúng at chỉ có 1 vài ngôi nhà nuôi Yến thì đó là vấn đề của những người nuôi, nhưng nếu muốn mơ một giấc mơ .... xin hãy tỉnh táo để chuẩn bị cho mình một hành trang .Nếu muốn tham gia vào nghề , các bạn hãy tìm hiểu một cách thật kỹ, đừng xây dựng một chiến lược kinh doanh có quá nhiều ẩn số. Đã đến lúc nghề nuôi Yến không còn dành cho người giàu, mà đang trên đã xã hội hóa . Chim Yến có ăn Rầy không? các bạn đi tìm hiểu giúp nhé. Tiếp theo , Kiểm soát môi trường nhà yến ... 
 NGUỒN: TÔM SÚ BIO 2017

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGHỀ NUÔI YẾN VIỆT NAM

Hiện trạng nghề Yến và giải pháp 

Phần 1-Tính chính danh của Hiệp Hội Nhà Yến Việt Nam 

Hiệp hội nghề là sự đồng thuận của một nhóm người về một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống thường nhật. Nhưng nếu là một hội nghề mang tầm chiến lược của một quốc gia thì cần phải có một tầm nhìn và một phương thức thực hiện phù hợp chứ không thể cứ trên một con số nào đó thì đã là hội. Vì hiệp hội nghề không những nó đại diện cho hoạt động của 1 nhóm người trong hội , mà nó còn phải minh chứng cho hình ảnh của một quốc gia mà nó xuất sứ Trở lại nghề nuôi Yến trong nhà tại Việt Nam , đã đến lúc cần phải có Hiệp Hội đại diện cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực này nói lên tiếng nói của mình.Bảo vệ họ trước sự tấn công như vũ bảo của quá trình hội nhập. Phải thật lòng mà nói tôi có lời khen Yến Quân, đã mạnh dạn nói lên những gì mà người khác muốn, nhưng bên cạnh đó việc tổ chức vận động thành lập Hiệp Hội nhà Yến hôm nay lại cảm thấy rất buồn cho ngành nuôi Yến trong nhà.Một hội nghề không chỉ là 1 mãnh ghép vụn vặt mà nó phải là bức tranh toàn cảnh. VÌ Yến Quân quá bức xúc trước thái độ của bạn bè đồng nghiệp nên bỏ qua tất cả những thành phần quan trọng tạo nên bức tranh hoàn hảo .Để có 1 Hiệp hội đúng nghĩa , đại diện cho 1 nghề đang bắt đầu phát triển tại Việt nam phải bao gồm nhiều thành phần 
-Nghiên cứu
 -Kỹ thuật
 -Tài chính
  -Nuôi trồng
 -Chế biến
 -Thương mại
 -Phụ trợ
 Những thành phần này phải được tham gia lấy ý kiến để họ nói lên tiếng nói của họ, vì họ sẽ đóng góp một phần trong bức tranh tổng thể .Nghề nuôi Yến trong nhà. Yến Quân xem nhẹ vai trò kỹ thuật của anh em nghiên cứu, dẫn đến việc hội nghị chỉ nói đến việc thương mại. Nhưng cách tổ chức trình bày cũng.....không thể minh chứng cho điều gì... kể cả thương mại.
Tính chính danh của Hiệp Hội Nhà Yến Việt Nam 

Hiệp hội thủy sản Việt Nam ra đời lúc đầu cũng chỉ là những nhà buôn lớn, họ có thị trường, có khách hàng bao tiêu,có nhà máy chế biến , nhà nước sớm bắt tay vào giúp đỡ để hiệp hội ra đời. VASEP hoạt động rất hiệu quả với quy mô nhỏ. Khi gia nhập WTO, nhà nước không còn bao sân cho hội nữa, mọi tương tác đều phải thông qua luật pháp quốc tế. Vài thành viên của hội bắt đầu bị trả hàng về, ban đầu là nhiễm clo, sau đó là nhiễm vi sinh, nhiễm chất chống mốc...danh sách cứ dài dần và số lượng tăng dần.Hiệp hội bắt đầu bắt tay vào điều tra tìm hiểu, có những nguyên nhân bị nhiễm mà cả các đối tác khi biết ra họ cũng vỡ òa , những tai nạn không cố ý của người nuôi , của công nhân chế biến, của nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ ....Những nguyên nhân không cố ý cuốn phăng gần 30 nhà máy thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long. Trong đó có cả những sáng lập viên của VASEP. Tổng thư kí VASEP bắt đầu thay đổi chương trình hành động, mọi thành phần trong chuỗi giá trị đều được quan tâm, đào tạo, tập huấn, chia sẽ.....Cho đến hôm nay VASEP đã lớn mạnh, họ là tiếng nói nặng kí trong tất cả các chiến lược cảu quốc gia. Họ đại diện các vụ kiện chống bán phá giá với các cường quốc trên thế giới để bảo vệ cho chuỗi giá trị có tham gia trong cả quy trình , nuôi trồng, chế biến và thương mại. Bài học lớn nhất của họ là đã bỏ rơi lại phía sau những giá trị hình thành nên bản sắc của một sản phẩm, dù họ là ai, xin hãy nghe họ nói lên những gì mà họ muốn chia sẽ, để chúng at có thể hiểu và giải quyết những vấn đề phát sinh. Hội nghề chứ không phải là hội chim cá cảnh, hội đá gà....
 Xin hãy bảo tồn giá trị cốt lõi của một ngành nghề mới vừa nhen nhóm tại Việt Nam. Yến nhà là 1 nghề đầy tiềm năng và lợi thế cạnh tranh lớn nhất mà chúng at được thiên nhiên ban tặng.
 "Nếu bỏ quên áo mưa, bạn sẽ bị ướt"
 

NGUỒN: TÔM SÚ BIO

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀN CHIM YẾN HÀNG TẠI KÊNH THUỶ LỢI DẪN NƯỚC Ở THỊ TRẤN EASUP TỈNH ĐẮK LẮK

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN 1.1. Sự cần thiết của Đề án: Ea Súp là huyện với độ cao trung bình thấp nhất tỉnh Đắk Lắk, chỉ khoảng 160m - 200m so với mực nước biển, địa hình là một bình nguyên tương đối bằng phẳng; Sau khi được nhà nước cho xây dựng ở đây hai công trình thủy lợi tầm cỡ lớn nhất cả nước là Ea Súp Thượng và Ea Súp Hạ thì nơi đây giờ lại có thêm những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay không thua gì Tây Nam Bộ. Đây là một điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Ea Súp trước đây nổi tiếng với nguồn tài nguyên là rừng bạt ngàn nhưng hiện nay do bị khai thác triệt để khiến diện tích rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Thời gian trở lại đây, Ea Súp đang được biết đến bởi “mỏ vàng trắng” từ việc nuôi chim yến (chim yến hàng- tên khoa học là Aerodramus fuciphagus) như cứu cánh cho người dân nơi đây với vô vàn lợi ích về nhiều mặt như: kinh tế, xã hội, sức khỏe con người, sinh thái, giải quyết việc làm cho người dân, …v.v. Thế nhưng giá trị của nghề nuôi yến tại khu vực lại chưa thực sự được đánh giá và đầu tư tương xứng với tiềm năng của vùng vì nghề yến còn khá mới với người dân nơi đây. Chính điều này là cơ hội để nạn săn bẫy chim yến có cơ hội bùng phát tại Ea Súp khiến sản lượng yến suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại về nhiều mặt. Ngược lại nếu được đưa vào quản lý và và khai thác một cách hợp lý thì nghề nuôi yến sẽ có thể trở thành nghề mũi nhọn của khu vực trong tương lai. Chính vì điều này mà chim yến ở Ea Súp cần phải được bảo vệ, bảo tồn và khai thác hợp lý ngay từ bây giờ. Để làm được điều này cần phải quản lý “long mạch chim yến” là kênh nước Thị trấn Ea Súp. Long mạch này nếu chăm sóc quản lý tốt sẽ cung cấp nguồn giống chim yến cho toàn huyện Ea Súp, nơi được nhiều chuyên gia ngành yến đánh giá có tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên để trở thành một thành phố yến giàu mạnh, và xa hơn nữa cho các huyện lân cận của tỉnh Đắk Lắk. Xuất phát từ ý nghĩa đó công ty TNHH Tầm Cao Việt đề xuất các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chủ trương thực hiện “Đề án Bảo tồn và phát triển đàn chim yến kênh nước thủy lợi Thị trấn Easup”.
1.2. Các căn cứ pháp lý của Đề án ‐ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; ‐ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; ‐ Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018; ‐ Nghị Định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi; ‐ Ý kiến đóng góp của các Sở, Ban, Ngành về nội dung Dự thảo Đề án... .... PHẦN IV NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN ĐÀN CHIM YẾN TẠI KÊNH THUỶ LỢI EA SÚP Căn cứ trên hiện trạng, phân tích, đánh giá như trên và để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra về các nội dung và giải pháp bảo tồn, phát triển đàn chim yến cần thực hiện, bao gồm: Mở rộng không gian sinh sống; Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường tại Kênh thủy lợi đảm bảo không thay đổi hay cản trở dòng chảy, không đụt khoan phần cứng bên trong kênh thủy lợi; Khai thác và phát triển bền vững đàn chim yến; Ứng dụng công nghệ thông tin; Công tác tuyền truyền trong cộng đồng dân cư, Chúng tôi đề xuất phương án cụ thể như sau: 4.1. Đề xuất phương án duy trì và mở rộng diện tích cho chim yến bám đậu để sinh sống và làm tổ: Hiện tại, chim yến bám đậu rất khó khăn tại Kênh nước Thị trấn Ea Súp. Chim yến đa phần chỉ bám ngủ và làm tổ trên bạt nhựa lót cốt pha còn sót lại khi xây dựng kênh. Mật độ bạt nhựa này không nhiều và đang quá trình hư mục nát. Nếu tình trạng này kéo dài thì chim yến trong Kênh thủy lợi không tăng mà có khả năng ngày càng giảm và cạn kiệt. Phương án đề xuất để lựa chọn như sau: ‐ Tăng diện tích chim yến bám đậu bằng vật liệu chuyên dụng trong kỹ thuật nhà yến nhưng đảm bảo giữ nguyên hiện trạng trần và vách Kênh thủy lợi. Hoặc: ‐ Dựng nhà tiền chế cách âm cách nhiệt phía trên Kênh thủy lợi để thực hiện quy trình ấp nở, nuôi dưỡng chim con đến khi trưởng thành thả ra tự nhiên, làm phòng kỹ thuật gồm: loa,ampli, năng lượng mặt trời, hệ thống camera,... + Ưu điểm: ‐ Việc tăng diện tích chim yến bám đậu sẽ mở rộng không gian sinh sống cho chim yến trong Kênh thủy lợi, tạo tiện nghi cho chim yến, giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các tác động vật liệu cũ mục nát (như bạt cao su, bê tông mục,…), đồng thời cũng hạn chế được những tác động xấu từ gián, dơi trú ngụ trong những bạt cao su mục nát. + Hạn chế: ‐ Chi phí cao vì vật liệu chuyên dụng cao cấp và đòi hỏi kỹ thuật triển khai trình độ tay nghề cao. ‐ Thi công khó vì thi công trên mặt nước, dòng chảy liên tục. 4.2. Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái tại Kênh thủy lợi Việc bảo vệ nơi sống cho chim yến Kênh thủy lợi là rất cần thiết, nhằm tạo không gian sống cho chim yến, góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển về số lượng sinh sống trong Kênh thủy lợi. Để thực hiện việc này cần thiết phải có những tác động nhân tạo tích cực như cải tạo môi trường, duy trì và bảo vệ môi trường, dùng âm thanh gọi theo mùa, thiết kế nơi đu bám cho chim yến. 4.2.1. Nguyên tắc chung khi tác động đến Kênh thủy lợi ‐ Nguyên tắc cơ bản là không làm xáo trộn và thay đổi dòng chảy và lưu lượng dòng chảy. ‐ Thực hiện theo nguyên tắc “cuốn chiếu”, thực hiện các công tác ở từng khu vực đến khi hoàn chỉnh mới tiến hành thực hiện đến khu vực khác; ‐ Mọi tác động vào Kênh thủy lợi phải được thực hiện từ từ, không có hoặc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể, phải giảm thiểu tác động đến chim yến đang sinh sống; ‐ Các công việc có tập trung đông người hoặc có nhiều tiếng ồn chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau 07 giờ sáng đến trước 15 giờ hàng ngày (lúc đàn chim đi ăn khoảng sau 6 giờ sáng, lúc chim về tổ từ khoảng sau 15 giờ chiều). Sau khoảng thời gian này, phải ngưng mọi hoạt động trong Kênh thủy lợi. Phải quan sát đàn chim liên tục trong quá trình thực hiện, trường hợp phát hiện phản ứng bất thường của đàn chim hoặc phát hiện sụt giảm số lượng chim phải dừng ngay các hoạt động trong Kênh nước thủy lợi, đợi đến mùa chim ít sinh sản tiến hành làm tiếp. ‐ Một số công việc chỉ được thực hiện phụ thuộc vào thời tiết trong năm hoặc phụ thuộc vào thời gian sinh sản hay di trú của chim yến nên tùy theo điều kiện thực tế, các công tác có thể được thực hiện đồng thời hoặc theo tuần tự; ‐ Rác trong quá trình thi công phải được phân loại trước khi xử lý. Rác vô cơ (bọc, ly, rác thải nhựa,…) được chuyển cho đơn vị thu gom rác. Rác hữu cơ (lá cây, thức ăn …) được chuyển tới hố chôn lấp rác hoặc ủ phân compost để sử dụng lại làm phân bón cho cây; ‐ Phải đảm bảo an toàn cho người lao động khi thực hiện, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan và dân cư tiếp giáp Kênh thủy lợi. 4.2.3. Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường xung quanh Kênh thủy lợi a) Đảm bảo không cản trở dòng chảy ‐ Mục đích: Dòng chảy luôn luân chuyển đảm bảo mục đích sử dụng của Kênh thủy lợi và phân yến được hoà vào dòng nước cấp cho người dân trồng trọt. ‐ Giải pháp: Thu gom lá, cành, nhánh cây, rác sinh hoạt xung quanh kênh với tần suất 01 tháng 01 lần, thực hiện liên tục hàng năm. Công việc trên được thực hiện trước khi xử lý, cải tạo môi trường mặt bằng chim yến sinh sống bằng chế phẩm sinh học. ‐ Cách thức thực hiện: Thuê dịch vụ thực hiện việc, thu gom lá, cành, nhánh cây, rác sinh hoạt ở xung quanh Kênh thủy lợi, vận chuyển ra khỏi Kênh thủy lợi bảo tồn chim yến với khoảng cách khoảng tối thiểu 150m để đơn vị thu gom rác mang đi. Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện. b) Bổ sung năng lượng sạch: ‐ Mục đích: Nhằm chủ động nguồn điện thắp sáng, nguồn điện camera, âm thanh,… ‐ Giải pháp: Lắp tấm pin năng lượng mặt trời ‐ Cách thức thực hiện: Lắp 8 mắt camera, 3 Ampli, 500 loa ru chuyên dụng. Đơn vị trực tiếp quản lý Vườn chim tự tổ chức thực hiện công tác này. 4.2.4. Duy trì việc phòng trừ thiên địch ‐ Mục đích: Giảm thiểu gián, kiến, chuột, rắn,...phá chim yến và gây mùi hôi trong môi trường chim yến sinh sống. Giảm thiểu mùi hôi từ Kênh thủy lợi do thiên địch khuếch tán trong không khí ra xung quanh làm ảnh hưởng đến dân cư. ‐ Giải pháp: Việc xử lý ô nhiễm môi trường vách trần Kênh thủy lợi góp phần giảm thiểu mùi hôi trong không khí. Dùng thuốc khử mùi sinh học và thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến các chủng vi sinh đã được sử dụng để xử lý môi trường đất và nước. Công tác khử mùi được thực hiện liên tục hàng quý và hàng năm. ‐ Cách thức thực hiện: Sử dụng thuốc khử mùi sinh học với tần suất mỗi quí 01 lần (khối lượng và số lần phun thuốc thực tế tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến tự tổ chức thực hiện công tác này. 4.2.5. Kiểm soát, ngăn ngừa thực vật, động vật ngoại lai ‐ Mục đích: Ngăn ngừa sự xâm lấn của các loài động thực vật ngoại lai (ví dụ như rêu mốc, dơi, chim lạ, …) để không ảnh hưởng xấu đến môi trường và chim yến trong Kênh thủy lợi. ‐ Giải pháp: Hàng tháng, đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, phát hiện và tiêu hủy ngay cây ngoại lai hoặc động vật ngoại lai (nếu có). 4.2.6. Lấy mẫu phân và mẫu chim yến xét nghiệm định kỳ ‐ Mục đích: Để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các giải pháp, đồng thời để làm cơ sở để đưa ra các gải pháp xử lý thích hợp. ‐ Giải pháp: Lấy mẫu phân và chim yến xét nghiệm. Việc xét nghiệm, theo dõi diễn biến của chim yến được thực hiện liên tục hàng năm. ‐ Cách thức thực hiện: Thuê đơn vị có chức năng để lấy mẫu thí nghiệm, phân tích mẫu. Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến hướng dẫn chọn vị trí để lấy mẫu xét nghiệm. ...


Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

YẾN SÀO THUẦN VIỆT SỬA CHỮA KHẮC PHỤC NHÀ YẾN THẤT BẠI MIỄN PHÍ

Trong những năm qua, số lượng nhà nuôi yến được xây dựng mới không ngừng tăng lên theo cấp số nhân tại hầu hết các tỉnh thành như Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Vũng Tàu, ... và các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung. Cùng với đó là số lượng nhà yến thất bại, nhà yến chậm chim cũng tăng lên khiến không ít các chủ đầu tư rơi vào cảnh "giữ thì đau mà buông tay thì không đành". Bởi nếu tiếp tục nuôi thì phải bỏ thêm chi phí sửa chữa, khắc phục nhà yến. Còn nếu bỏ thì biết bao vốn liếng đã dồn vào đó, giờ bỏ thì không đành....

chi phí sửa chữa nhà yến
Một căn nhà yến thất bại

Nói về nguyên nhân nhà yến thất bại thì chuyên gia kỹ thuật nhà yến Nguyễn kiên Cường đã 
tổng hợp những nguyên nhân nhà yến thất bại qua cuốn sách "188 Lý do dẫn đến nhà nuôi yến thất bại" bao gồm nguyên nhân do lỗi kỹ thuật lắp đặt kỹ thuật và chăm sóc nhà yến không đúng cách,.... Cùng với đó, những tác động tiêu cực của môi trường và vấn nạn bẫy chim yến trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến số lượng và tốc độ tăng trưởng bầy bàn, dẫn đến rất nhiều nhà chim rơi vào tình trạng không dẫn dụ được chim, hoặc nhà yến không phát triển.

Sửa chữa - khắc phục nhà yến chậm chim
Sửa chữa - khắc phục nhà yến chậm chim


 Trước tình trạng này, Công ty Yến Sào Thuần Việt mong muốn được trở thành người đồng hành cùng chủ nhà yến để khắc phục tình trạng nhà yến chậm chim, đưa nhà yến phát triển trở lại. Với 03 giải pháp tối ưu nhất về tài chính và chủ động trong việc khắc phục nhà yến thất bại dưới đây, Yến Sào Thuần Việt tin tưởng rằng chúng tôi sẽ giúp được chủ nhà yến tiết kiệm TỐI ĐA chi phí sửa chữa nhà thất bại:

PHƯƠNG ÁN VÀ CHI PHÍ SỬA CHỮA NHÀ YẾN


Giải pháp 1: Góp vốn sửa chữa:

Phương châm: Bình đẳng - liên kết phát triển bền vững.

Phương châm: Bình đẳng - liên kết phát triển bền vững.

Tầm Cao Việt

Chủ nhà yến

- Đầu tư 100% chi phí thiết bị, máy móc, nhân công cho việc sửa chữa.

- Hoàn toàn không tốn thêm chi phí về thiết bị

- Thời hạn hợp tác: 20 năm

- Thời hạn hợp tác: 20 năm

- Lợi nhuận: Chia theo tỷ lệ vốn góp

- Lợi nhuận: Chia theo tỷ lệ vốn góp

- Kết thúc hợp tác bàn giao toàn bộ nhà yến và hướng dẫn kỹ thuật tự chăm sóc cho chủ nhà yến.

- Kết thúc hợp tác được sở hữu hoàn toàn nhà yến và được hướng dẫn kỹ thuật tự chăm sóc nhà yến.

 

Giải Pháp 2: Tư vấn sửa chữa  

1. Tư vấn phương án khắc phục

2. Lập danh mục thiết bị cần sửa chữa

3. Hướng dẫn cách khắc phục phần thô (không trực tiếp thi công).

4. Thi công sửa chữa nhà yến theo kỹ thuật mới nhất.

5. Chăm sóc/ hướng dẫn kỹ thuật qua điện thoại/ zalo miễn phí trọn đời. 

 

Giải Pháp 3: Cam Kết Thành Công

‐        Thời gian hợp đồng: 12 tháng;

‐        Chi phí hợp lý;

‐        Cam kết chất lượng rõ ràng, minh bạch;

‐        Chính sách bồi thường: Theo tỷ lệ % không đạt yêu cầu. 

Trên đây là 03 giải pháp khắc phục nhà yến chậm chim tối ưu nhất dành cho chủ nhà yến tham khảo.

Trên đây là 03 giải pháp khắc phục nhà yến chậm chim tối ưu nhất dành cho những chủ nhà yến tham khảo.

Hãy liên hệ ngay Yến Sào Thuần Việt để khắc phục nhà chậm chim với chi phí tốt nhất.

Hotline: 0916146805

 

--------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH YẾN SÀO THUẦN VIỆT

Đia chỉ: 38 đường số 1 Lê Hoàn( Khu đô thị Sao Mai) phường Bình Khánh.tp Long Xuyên Tỉnh An Giang

SĐT: 0945.158.399 (Mrs.Dương)

0938.311.453 (Mr.Cường)

 

 
Hotline0938.311.453