SỬA CHỮA CẢI TẠO NHÀ NUÔI CHIM YẾN

KHÔNG THÀNH CÔNG

Sách: Nghề khai thác “vàng trắng” trong nhà – Hỏi & đáp nghề yến: 1001 trăn trở của người nông dân nuôi chim yến – Tập 1

Cuốn sách này, tác giả viết theo hướng giải đáp cho người nuôi yến những câu hỏi, thắc mắc, trăn trở của họ trong quá trình hành nghề. Anh đã cố gắng truyền đạt các hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của mình để họ từng bước gỡ rối trong nghề nghiệp,..

Bí quyết lựa chọn địa điểm vàng xây dựng nhà yến thành công

Gần như 50% sự thành công của nhà yến đến từ vị trí bạn xây dựng nhà yến của mình. Chính vì vậy nên việc lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến hợp lý là điều vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà.

Kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến

Xây dựng phần thô nhà yến là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của một nhà nuôi chim yến. Vì thế, người nuôi yến nên tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến thành công là gì?.

Bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến

Bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến cần bố trí các hệ thống bên trong một cách phù hợp để thuận tiện cho quá trình vận hành và phát huy tối đa hiệu quả của nhà yến.

Đường bay chim yến

Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng. Nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Thiết Kế - Lắp Đặt Hệ Thống Loa Nhà Yến

Mỗi loại loa nhà yến có một chức năng khác nhau. Để ngôi nhà yến trở nên hoàn chỉnh và dẫn dụ được nhiều chim yến về làm tổ thì cách bố trí  mật độ loa nhà yến, cũng như từng loại loa đặt ở vị trí nào là việc hết sức quan trọng.
Tìm hiểu thêm:

- Thiết kế - lắp đặt hệ thống tạo mùi nhà yến

- Thiết kế – lắp đặt hệ thống máy phun sương nhà yến

- Thiết kế - lắp đặt thanh ván làm tổ nhà yến

- 9 Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhà nuôi yến thất bại!
he-thong-am-thanh-nha-yen | sua-chua-nha-yen
Hệ thống âm thanh nhà yến

1. Tầm quan trọng của hệ thống loa đối với nhà yến

Hệ thống âm thanh nhà yến phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm khác nhau suốt ngày và đêm. Đặc biệt, việc bố trí hợp lý loa nhà yến để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả đồng thời phải tiết kiệm chi phí tối đa khi đầu  tư.

Hệ thống loa nhà yến có tác dụng:
- Hút chim tầm xa về thăm nhà yến;
- Dẫn yến đi sâu vào nhà yến để tham quan;
- Dụ chim ở lại lâu dài, tạo cảm giác bầy đàn;
- Kích thích chim sinh sản, tăng đàn.
Lap dat he thong loa nha yen | sua chua nha yen
Lắp đặt hệ thống loa nhà yến
Lưu ý: Để nuôi yến đạt thành công vượt bậc thì bạn tuyệt đối cần tránh việc tìm hiểu thông tin kỹ thuật một cách qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa nhà yến dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng lâu dài đến việc duy trì bầy đàn của yến.

Việc tìm kiếm cho mình một nhà tư vấn kỹ thuật là hết sức cần thiết và là biện pháp an toàn đảm bảo cho đàn yến nhà bạn ổn định, tăng bầy đàn.

2. Những loại loa nhà yến

Việc bắc loa trong nhà yến phải đảm bảo điều chỉnh được đường bay của yến, giúp yến nghe được âm thanh một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài đặc điểm của một số loại loa nhà yến giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính năng cũng như cách lắp đặt của chúng.

2.1 Loa lục giác (Loa 6D – loa ngoài)

- Thiết kế: loa lục giác (loa 6D) được thiết kế đăc biệt gồm sáu cạnh (6 loa ghép lại)
- Chức năng: 6 loa phát 6 hướng hỗ trợ loa miệng hang trước khi yến vào nhà. Thu hút gọi chim tầm trung lượn vòng quanh loa giống như sân chơi cho trẻ em nô đùa. Khi đã làm quen dần với không gian bên ngoài nhà yến, chim yến sẽ xác định loa cửa và cửa miệng hang, chúng sẽ thập thò bay ra bay vào miệng hang để thám thính và dần đi sâu vào nhà yến nếu cảm thấy an toàn.
Loa luc giac | Sua chua nha yen
Loa lục giác
- Lắp đặt: Nơi cao nhất của tòa nhà nuôi yến, cách bố trí đặt loa sao cho góc nghiêng của loa phù hợp sẽ tạo hiệu ứng âm thanh vòm, làm cho âm thanh phát ra đều khắp nơi, âm thanh phát lên bầu trời nghe hay hơn, hấp dẫn chim yến hơn và giảm thiểu tiếng ồn cho con người, đặc biệt là những nhà yến ở khu dân cư.

2.2 Loa phóng (loa ngoài)

- Thiết kế: loa phóng có vỏ được làm bằng kim loại với kích thước được tính toán để khuếch đại tần số âm thanh, thu hút chim từ tầm xa về nhà yến. Loa dài khoảng 50 cm, vỏ bằng inox, dày. Loa được lắp đặt ngoài trời chịu được nắng và mưa nhờ thiết kế chống nước đặc biệt bên trong loa (phía củ loa có lỗ nhỏ để thoát nước).
- Chức năng: khuếch đại tần số âm thanh, thu hút chim từ tầm xa về nhà Yến. Do tiếng loa phóng rất hay nên chim bay về và gặp loa 6D sẽ lượn quanh như đã trình bày ở trên. Loa siêu thanh với chức năng phóng thẳng lên trời tần số âm thanh đi xa có thể phóng xa tới 2km gọi Yến về mà không ảnh hưởng nhà xung quanh. Âm thanh rõ, vang giòn và ấm.
Loa phong | Sua chua nha yen
Loa phóng
- Lắp đặt: phía dưới chân trụ loa lục giác hoặc 4 góc của chuồng cu, chia ra gọi 4 hướng khác nhau để thu hút được càng nhiều chim càng tốt.

2.3 Loa miệng hang (loa ngoài)

- Tùy vào quy cách lỗ miệng hang là 40 x 60cm hay 30x80cm mà sử dụng loại loa phù hợp.
- Hình thức: Bắc loa nghiêng khoảng 45 độ, cách thành miệng hang ngoài chừng 30cm.
- Tác dụng: Giúp yến dễ dàng vào lỗ miệng hang, không bị dội âm thanh khi yến tiếp cận với nhà yến.

2.4 Loa dẫn (loa trong)

- Thiết kế: Loa chữ nhật PZ 16, hp 4000,… hoặc loa hình vuông AX61, AX65, AX95,.. tùy theo kỹ thuật ở mỗi công ty thì có sự chọn lựa loa dẫn khác nhau.
- Chức năng: Dẫn chim yến tự tin đi sâu vào nhà yến.
Loa dan nha yen hp 4000 | Sua chua nha yen
Loa dẫn nhà yến hp 4000
- Lắp đặt: Lắp nghiên góc 45 độ nhìn thẳng ra phòng lượn. Loa dẫn thường được lắp tại lỗi đi, cửa phòng, đây là những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống. Tùy theo thiết kế nhà yến, số lượng phòng trong nhà yến mà số lượng loa dẫn được thay đổi cho phù hợp.

*Chú ý: Nhà 2 lầu nên được hỗ trợ loa dẫn ở giữa thành (tường) của phòng lượn nhìn thẳng vào loa cửa miệng. Việc này nhằm giúp Yến xuống sâu hơn và ra vào dễ dàng hơn.

2.5 Loa ru:

- Tùy theo kỹ thuật của mỗi đơn vị kỹ thuật theo từng thời kỹ mà có sự cải tiến về chủng loại cũng như số lượng loa cho mỗi nhà yến.
- Chức năng: Phát tiếng bầy đàn, tiếng chim mẹ con tạo cảm giác cộng đồng yến cho yến yên tâm ở lại.
+ Loa bầy đàn 2D: Thường lắp đặt theo đường ziczac để tiếng chim phát re không gian rộng, tạo cảm giác bầy đàn đông đúc cho nhà chim.
+ Loa mẹ con 4D: Thường được lắp đặt theo đường ziczac để phát tiếng chim mẹ con tạo cảm giác gần gũi, an toàn cho nhà chim.
*Chú ý: Khi lắp đặt hệ thống loa dẫn cần chọn một vị trí để lắp đặt một loa 4D và một loa 2D làm chuẩn. Sau đó 2 loa này mới tiếp tục xác định vị trí để lắp các loa tiếp theo.
+ khoảng cách giữa 2 loa 4D là 2m;
+ Khoảng cách giữa 2 loa 2D là 1m;

2.6 Loa bản

- Là loại loa chỉ  được sử dụng ở phòng VIP.
- Chức năng: dẫn dụ chim vào phòng VIP. Sử dụng âm thanh của loa dẫn nhằm hỗ trợ loa 8D, tạo âm thanh trung thực, sống động hơn cho nhà Yến.
- Thiết kế: gồm 4 loa nhỏ gắn lại với nhau trên 1 bản gỗ để tạo thành 1 loa bản.

2.7 Loa 8D

- Là loa đặc biệt công suất cao thường được sử dụng trong phòng Vip.
-  Vị trí: đặt ngay trung tâm của phòng VIP.
Loa chum 8D | Sua chua nha yen
Loa chùm 8D
- Chức năng: thu hút và dẫn dụ yến vào phòng VIP.

3. Quy trình lắp đặt hệ thống loa nhà yến

Bước 1: Chuẩn bị

- Nhân lực: 2 người
- Dụng cụ: súng bắn keo, keo cây, đinh, vít,..
- Thiết bị: Loa, amply, USB, dây điện

Bước 2:

- Kiểm tra loa xem có đạt tiêu chuẩn hay không, nếu không lập tức loại bỏ bằng cách cắm điện vào amply cho USB vào. Sau đó câu dây điện thử từng cái loa để loại bỏ loa hư nhẳm đảm bảo hệ thống khi đưa vào hoạt động tốt nhất.
Kiem tra day loa nha yen | sua chua nha yen
Anh em kỹ thuật Tầm Cao Việt đang kiểm tra dây loa nhà yến

- Sau khi thử loa xong, câu dây, chấm keo cố định vào thân loa nhằm đảm bảo cho dây loa chắc chắn và không bị rỉ sét.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống loa

- Cách 1: Đi hệ thống loa bầy đàn (2D) trước nhằm mục đích định vị được vị trí loa mẹ con (4D). Việc này giúp cho hệ thống âm thanh sau khi lắp đặt được tốt hơn, không bị trùng âm thanh, giúp chim cảm nhận được tiếng kêu bầy đàn và mẹ con một cách tốt nhất đồng thời tạo ra môi trường yến đông, giúp yến không hoảng sợ trước khi vào nhà mới.
- Cách 2: Đi hệ thống loa 4D trước để làm căn cứ xác định vị trí lắp đặt loa 2D, giúp cho những người mới vào nghề dễ dàng thao tác hơn.
lap dat he thong loa trong nha yen | sua chua nha yen
Anh em kỹ thuật Tầm Cao Việt đang lắp đặt hệ thống loa trong nhà yến
- Lưu ý: lắp loa chim line âm dương rõ ràng xuống tận phòng kỹ thuật.

Kết thúc:

- Đấu loa theo từng loại theo từng đường dây vào Amply tại phòng kỹ thuật;
- Xong bật Amply và kiểm tra từng cái loa một lần nữa xem trong quá trình lắp loa có lỗi không;
- Hoạt động tốt hết là kết thúc lắp đặt hệ thống loa.

Trên đây là một số chia sẽ trong quá trình tư vấn – lắp đặt hệ thống loa nhà yếnTầm Cao Việt đút kết được, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc lắp đặt hệ thống loa nhà yến.

*Lưu ý: Các thông số kỹ thuật chỉ mang tính chất tham khảo,.. tùy vào đơn vị thi công, kết cấu nhà yến mà có thông số phù hợp.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT 

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Thiết kế - lắp đặt hệ thống tạo mùi nhà yến

Ngoài hệ thống loa, kỹ thuật xây dựng thì hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà yến cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc thành công của nhà yến.

Tìm hiểu thêm:
- Thiết kế - lắp đặt hệ thống máy phun sương nhà yến
- Quy trình lắp đặt thanh ván làm tổ yến!
- 7 Thông tin cần biết trong hành trình xây dựng nhà yến thành công!

1. Tầm quan trọng của hệ thống tạo mùi nhà yến

Đối với động vật, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, giúp chúng dễ dàng nhận ra loài của mình. Chim yến cũng vậy, chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra.


he thong tao mui trong nha yen | sua chua nha yen

Sở dĩ như vậy là do phân của chim yến thải ra còn chứa khá nhiều xác côn trùng và một số chất dinh dưỡng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa xử lý và hấp thụ hết. Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của các loài vi sinh vật tiếp tục phân hủy xác côn trùng còn xót lại trong phân chim yến thành hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên bao gồm mùi của một số khí: NH2, H2S, NO2, NO, CO, CO2,… trộn lẫn. Khi gặp mùi này, chim sẽ nhận biết được đó là bầy đàn của mình.

Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống tạo mùi nhà yến là yếu tố cực kỳ quan trọng khiến chim yến nghĩ rằng căn nhà yến này có nhiều đồng loại của mình sinh sống, từ đó sẽ kéo nhau về ở lại và xây tổ ngày một đông hơn.

2. Các loại dung dịch tạo mùi nhà yến

2.1 Sử dụng dung dịch Love Potion để tạo mùi nhà yến

Là hóa chất đặc biệt nhóm Aroma. Đây là loại dung dịch có màu xanh, mùi thơm đặc trưng, khá dịu. Love Potion có công dụng tạo mùi làm cho chim hưng phấn, ham muốn bắt cặp kết bạn và sinh sản để phát triển nhanh tổ yến trong nhà đồng thời thu hút chim con ở lại nhà yến.

dung dich tao mui nha yen love potion | sua chua nha yen
Dung dịch tạo mùi nhà yến Love Potion
Cách dùng: được sử dụng trong trường hợp khi chim vào nhà yến nhiều nhưng tỉ lệ ở lại ít. Pha với nước với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng bình xịt 5 lít phun từ thanh gỗ xuống khoảng 50cm.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khi nhà yến có bầy đàn từ 100 – 200 con.

2.2 Dùng bột Amoniac để tạo mùi nhà yến

Là loại bột đặc trưng có mùi khai được trộn lẫn vào phân chim yến để giữ mùi phân được lâu. Tỉ lệ pha 1:4
tao mui nha yen bang bot amoniac | sua chua nha yen
Tạo mùi nhà yến bằng bột Amoniac

2.3 Sử dụng dung dịch PW Super để tạo mùi nhà yến

Dung dịch PW Super là loại dung dịch tạo mùi quen thuộc đối với những người nuôi chim yến, đây có thể coi như một loại “nước hoa” mới quyến rũ chim ở lại nhà yến sinh sôi, nảy nở, giúp việc thu hút chim đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, PW Super còn được dùng để khử sạch hoàn toàn mùi xi măng trong ngôi nhà yến khi mới xây xong.
dung dich tao mui nha yen pw super | sua chua nha yen
Dung dịch tạo mùi nhà yến PW Super
Cách dùng: dùng để phun lên loa miệng hang, vách tường. Lắc đều trước khi sử dụng. Phun lên tường, phù hợp cho nhà mới và nhà cũ, pha vào nước với tỉ lệ 1:1, cứ 20 ngày phun 1 lần. Không được xịt trên tâm ván làm tổ mà chỉ xịt trên vách tường khoảng 2m tính từ sàn nhà và khoảng 0,5m tính từ tấm ván xuống.

2.4 Tạo mùi nhà yến bằng phân chim yến (100%)

Phân chim yến là sản phẩm được thu nhặt trực tiếp ngay tại các nhà nuôi yến do chúng tôi xây dựng, đảm bảo nguyên chất, không pha tạp các loại hóa chất khác nên có chất lượng tốt hơn rất nhiều nơi cung cấp khác. Ưu điểm vượt trội của loại này là giá thành khá rẻ mà hiệu quả mang lại rất lớn. Mùi hương bầy đàn có thể coi là tự nhiên nhất trong các loại dung dịch tạo mùi nhà yến. Thích hợp sử dụng cho các nhà yến mới xây dựng.

tao mui nha yen bang phan chim yen | sua chua nha yen
Tạo mùi nhà yến bằng phân chim yến
Cách dùng: tùy vào diện tích nhà yến cũng như mục đích nuôi mà sử dụng lượng phân chim ít, nhiều khác nhau. Phân nên ủ  3 -5 ngày trước khi sử dụng. Tùy theo số lượng phân mà sử dụng lượng amoniac cho phù hợp.

Ví dụ: 20 kg phân/ 0,5kg amoniac.

Lưu ý: nên chọn phân ở các nhà yến có số lượng tổ thu hoạch từ 5kg trở/ tháng thì phân mới đảm bảo còn tươi.

3. Các cách tạo mùi nhà yến và quy trình thực hiện

3.1 Sử dụng TCV 7000 60lit

Trong mỗi thùng TCV 7000 đều được gắn một chiếc phao cơ, TCV can chạm đến phao cơ thì nguồn sẽ tự ngắt để đảm bảo máy không bị hư. Việc này giúp cho nước trong thùng luôn được giữ ở mức cần thiết và đảm bảo máy móc luôn an toàn.

Ưu điểm:
- An toàn và dễ sử dụng;
- Đưa mùi  đều về các phòng trong nhà yến;
- Với thiết kế quạt được đóng trên thân TCV 7000 giúp chi khả năng khuếch tán mùi được mạnh hơn;
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, vận chuyển.

3.2 Sử dụng hệ thống máy phun sương gà TL 5500

Tận dụng máy phun sương gà tạo ẩm để phun dung dịch tạo mùi cho nhà yến.

Cách thực hiện:

- Hòa dung dịch với lượng phù hợp cho từng diện tích, đổ vào thùng chứa nước của máy phun sương TL 5500. Máy phun sương gà sử dụng phương pháp li tâm đánh nhuyễn nước thành các hạt sương mịn, giúp hơi sương hòa vào không khí một cách tốt nhất.

Tao mui nha yen bang may phun suong ga TL 5500 | sua chua nha yen
Tạo mùi nhà yến bằng máy phun sương gà TL 5500

- Tuy nhiên nhiều trường hợp, máy phun sương gà TL 5500 bị hư hỏng vì tắc nghẽn hệ thống ống dẫn hơi sương do các loại hóa chất tạo ra. Chính vì vậy, chủ nhà chưa có kinh nghiệm không nên dùng phương pháp này, thay vào đó là sử dụng các hệ thống chuyên biệt để tạo mùi bầy đàn cho nhà yến.

3.3 Sử dụng chậu nhựa để tạo mùi bầy đàn nhà yến

Ngoài TCV 7000 và máy phun sương gà để tạo mùi thì các chủ đầu tư cũng có thể tạo mùi bầy đàn cho chim yến bằng các chậu hỗn hợp mùi được pha chế phù hợp với tùy diện tích từng nhà yến.

Cách thức thực hiện:

- Đặt chậu nhựa được pha chế các loại mùi theo tỷ lệ phù hợp (tùy thuộc vào diện tích nhà yến lớn hay nhỏ) ở khoảng giữa phòng chim yến, dùng các thiết bị đánh bọt tự động để mùi hỗn hợp bay lên tự nhiên. Đây là phương pháp khá tiết kiệm chi phí cho chủ nhà yến và hiệu quả cũng không thua kém bất cứ phương pháp tạo mùi nào khác.

Ngoài ra, để tạo mùi nhà yến đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên khử mùi xi măng, bê tông bằng các loại rau, củ, quả có tính khử tốt như: chanh, dứa (khóm/thơm),.. cách làm này vừa có thể khử mùi nhà yến, vừa có thể dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho chim yến.

Trên đây là một số chia sẽ trong quá trình tư vấn – thiết kế hệ thống tạo mùi nhà yến mà Tầm Cao Việt đút kết được, hi vọng những thông tin này sẽ mang lại hiệu quả cho bạn trong việc tạo mùi nhà cho căn nhà yến. Lưu ý: các thông số kỹ thuật chỉ mang tính chất tham khảo,..tùy đơn vị thi công, kết cấu nhà yến mà có thông số phù hợp!

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT 

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267

Website: tamcaoviet.vn - suachuanhayen.com hoặc xaydungnhayen.com


Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Thiết kế - lắp đặt hệ thống máy phun sương nhà yến

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ ẩm thích hợp để chim yến sinh sống là khoảng 75 – 95 %. Tuy nhiên, để duy trì độ ẩm lý tưởng này quanh năm trong nhà yến, kể các các mùa nắng nóng oi bức thì không thể chỉ dựa vào kỹ thuật xây dựng nhà yến như: vách tường thoáng khí, cách nhiệt hiệu quả, hệ thống thông gió hoạt động tốt, dòng không khí luân chuyển đều đặn,..v..v. mà còn cần đến một hệ thống máy phun sương tạo ẩm chuyên biệt.

Tìm hiểu thêm:

1. Tầm quan trọng của hệ thống máy phun sương nhà yến

Mục đích của máy phun sương nhà yến là để giữ độ ẩm cần thiết cho nhà yến, tạo môi trường cho yến làm tổ chất lượng và tổ đẹp hơn.

phun suong nha yen | sua chua nha yen
Phun sương nhà yến
Nếu nhà yến không đạt độ ẩm, khi yến làm tổ thì tổ yến dễ bị khô giòn, vỡ hoặc chân tổ không thể bám chặt vào thanh gỗ khiến tổ dễ bị rớt.

2. Quy trình lắp đặt hệ thống máy phun sương nhà nuôi yến Tầm Cao Việt

Hệ thống máy phun sương tạo ẩm sau khi lắp đặt đều phải được thông qua hệ thống kiểm soát độ ẩm với mục đích kiểm soát tự động độ ẩm mà không cần điều chỉnh qua timer – định giờ lỗi thời, giúp chúng ta kiểm soát độ ẩm nhà yến một cách tốt nhất.

2.1 Lắp đặt hệ thống DY

Bước 1: Chuẩn bị

- Nhân lực: 2 người;

- Thiết bị: 01 máy DY công suất 2000, ống 8ly, 01 bình lọc nước, bộ béc phun sương (tùy theo diện tích mà đặt số lượng béc khác nhau).
  
may phun suong nha yen DY 2000 | sua chua nha yen
Máy phun sương nhà yến DY 2000
Bước 2: Cách thực hiện

Xác định vị trí lắp đặt DY: phòng kỹ thuật,..v..v (để tiện việc bảo dưỡng tốt hơn, đặc biệt không lắp đặt trong nhà yến vì gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bầy đàn của nhà yến);

- Đi ống 8 ly xung quanh tường qua mỗi phòng, lối hành lang (tùy theo thiết kế nhà có ngăn phòng hay không ngăn phòng, có lối hành lang hay không hành lang,.. ) và phân chia béc cho phù hợp với diện tích nhà. Tùy theo khu vực khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau mà phân chia lượng béc cho phù hợp nhằm mục đích tạo ẩm tốt nhất cho nhà yến;

- Đi dây nguồn cắm vào hệ thống kiểm soát độ ẩm;

Chú ý: Khoảng cách giữa mỗi 2 béc là 1,5 m. Đối với nhà 2 tầng thì tầng trệt ít béc hơn trên lầu, khoảng cách giữa mỗi 2 béc ở tầng trệt là khoảng từ 2 đến 2, 5m. Nuôi yến Tầm Cao Việt không khuyến khích lắp máy phun sương tạo ẩm nhà yến bằng béc trên các tầng lầu vì có thể gây đọng nước, sàn nhà bị ngậm nước sẽ nhanh xuống cấp và nước kết hợp phân chim làm nhà không đảm bảo vệ sinh.

2.2 Tạo ẩm bằng máy phun sương gà TL 5500 (con gà)

Máy phun sương nhà yến con gà TL 5500 được áp dụng kỹ thuật dùng phương pháp li tâm để đánh hạt nước nhuyễn, min, giúp hơi sương phân tán lan tỏa tạo độ ẩm đồng đều cho nhà yến.
Với một thiết bị siêu âm đặt bên trong máy được nối với một đường ống cấp vào máy, hệ thống sẽ tự động phun hơi ẩm ra ngoài. Thiết kế máy 35 x 32 cm, thể tích chứa 4,5 lít, mức tiêu thụ 5 -6 lít nước/ giờ. Máy TL 5500 thường được đặt lối dẫn vào tất cả phòng (đối với nhà không ngăn phòng thì TL 5500 được đặt ở trung tâm của nhà yến).

Với công suất 1/8 – 1/6 HP, 50Hz 2700 – 2900 thì một máy có thể sử dụng cho diện tích 50 -60m vuông.

Bước 1: Chuẩn bị

- Ống nhựa dẻo 21 (tùy theo diện tích nhà mà chuẩn bị độ dài của ống nhựa cho phù hợp);

- Máy phun sương gà TL 5500;

- Dây điện nguồn ra máy kiểm soát.
may phun suong nha yen con ga TL 5500 | sua chua nha yen
Máy phun sương nhà yến con gà TL 5500
Bước 2: Lắp đặt

- Chọn vị trí đặt máy, dùng ống 21 gắn trực tiếp vào để máng nước của máy phun sương gà, sau đó dùng cổ dê xiết cố định chặt giữa ống nước và máng nước nhằm mục đích không cho nước từ máy rò rỉ ra ngoài;

- Đi dây nguồn cắm vào hệ thống kiểm soát độ ẩm.

Lưu ý:
- Trong quá trình tạo ẩm không nên sử dụng các loại hóa chất dẫn dụ đổ trực tiếp vì dễ làm máy bị tắc nghẽn, sinh ra cháy nổ (nếu có phải kiểm tra thường xuyên và vệ sinh định kỳ).

- Máy phun sương gà có 2 điểm yếu là ồn và có thể gây cháy nếu đường cấp nước bị nghẹt máy hoạt động không tải trong thời gian lâu. Nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra nước cấp cho máy.

Trên đây là một số chia sẽ trong quá trình tư vấn thiết kế - lắp đặt hệ thống máy phun sương nhà yến mà Tầm Cao Việt đút kết được, hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo ẩm nhà yến. Các thông số kỹ thuật chỉ mang tính chất tham khảo,..tùy đơn vị thi công, kết cấu nhà yến mà có thông số phù hợp!

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267


Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Thiết kế - lắp đặt thanh ván làm tổ nhà yến

Một trong những yếu tố quan trọng có tác động không nhỏ đến thành công của căn nhà yến đó là thanh làm tổ. Đây được coi như “nền móng” vững chắc để giúp chim xây tổ định cư, là nơi “vàng trắng” được sinh ra, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tổ yến.

1. Tầm quan trọng của thanh làm tổ

Như chúng ta đã biết, môi trường bên trong nhà yến có độ ẩm rất cao, ánh sáng yếu, rất thích hợp cho nấm mốc sinh sôi phát triển, đặc biệt trên các thanh làm tổ. Khi nhà yến rơi vào tình trạng nấm mốc, chúng ta sẽ rất khó để loại bỏ chúng khiến chim yến không thể cư trú vì nấm mốc thường có  dạng như bột và trơn khiến tổ bị rớt vì nước bọt của chim Yến không thể dính chặt lên đó đồng thời nấm mốc có mùi hôi khó chịu. Đây là nguyên nhân thất bại của không ít nhà yến tại Malaysia cũng như Việt Nam.

Chính vì thế, khi lựa chọn gỗ cho thanh làm tổ, yếu tố chất lượng và độ bền luôn là ưu tiên hàng đầu. Một thanh làm tổ cho chim yến cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Khô (độ ẩm chỉ khoảng 8 – 12 %), khả năng chịu ẩm cao;

- Mùi hương nhẹ tự nhiên;

- Độ bền cao;

- Không lẫn tạp chất;

- Không quá cứng;

- Bề mặt láng nên tạo rãnh để chim dễ bám dễ làm tổ.

2. Nguyên liệu làm thanh làm tổ

Hiện nay nguyên liệu làm thanh làm tổ cho chim yến khá đa dạng. Các loại gỗ thường dùng để làm thanh làm tổ như: Bạch Tùng, Meranti (Malaysia), Chò Chỉ, Dừa, Lam Xi Măng,.. Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên liệu khác cũng được một số nhà  đầu tư sử dụng như: plastic (nhựa), đá,.. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào khi áp dụng vào nhà yến cũng mang lại hiệu quả tốt. Một số nguyên liệu được đưa vào lắp đặt, đến khi nhà yến đi vào hoạt động khiến chim yến không thể bám vào làm tổ hoặc có thể làm tổ nhưng chất lượng tổ không được đảm bảo đúng tiêu chuẩn, gây khó khăn đầu ra cho người nuôi. Chính vì thế các chủ nhà yến cần hiểu rõ về đặc tính từng loại nguyên liệu để chọn lựa cho đúng trước khi bắt tay vào xây dựng nhà yến.

Chúng tôi tạm thời chia nguyên liệu làm thanh làm tổ cho chim Yến thành hai nhóm: nguyên liệu nhóm gỗ và nhóm nguyên liệu khác.

2.1 Nguyên liệu nhóm gỗ

a. Gỗ Meranti

Đây là loại gỗ không có ở Việt Nam mà phải nhập từ Malaysia. Meranti được chia thành rất nhiều loại, tuy nhiên Meranti đỏMeranti đỏ sậm là hai loại được ưa chuộng hơn cả. Loại gỗ này được khá nhiều nhà đầu tư tin cậy sử dụng cho căn nhà yến của mình.

thanh-lam-to-nha-yen-bang-go-meranti-do-sam | sua chua nha yen
Thanh làm tổ bằng gỗ Meranti đỏ sậm
Ưu điểm: Thớ gỗ dày, xếp khít nhau, khả năng chống được mối mọt cao giúp bạn có thể khai thác tổ yến nhiều lần mà không làm hư hại gỗ. Hương gỗ  tự  nhiên. Dễ dàng lắp đặt. Trước khi đưa vào sử dụng, gỗ được xử lý đạt chất lượng phù hợp với môi trường trong nhà nuôi yến. Meranti được sấy ở nhiệt độ 300 độ C trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, độ ẩm trong gỗ chỉ khoảng 10 – 12 %. Ngoài ra, gỗ còn  được tiệt trùng để loại trừ khả năng vi khuẩn có hại và côn trùng sinh sôi.

Nhược điểm: Giá thành khá cao (25 – 30 triệu VNĐ/m3) do gỗ nhập khẩu nên phải chịu nhiều loại phí, thuế. Vì là gỗ nhập nên khó khăn trong việc chủ động nguồn gỗ đảm bảo chất lượng. Có thể bị nấm mốc nếu độ ẩm nhà yến vượt quá mức cho phép.

b. Gỗ Bạch Tùng

Là loại gỗ do Việt Nam sản xuất. Bạch Tùng hay còn gọi là Thông Nàng (thông 3 lá) được phân bố ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam.

thanh-lam-to-bang-cay-go-bach-tung | sua-chua-nha-yen
Thân cây gỗ Bạch Tùng
Ưu điểm: Là loại gỗ nội địa nên chủ động được nguồn cung hơn các loại gỗ ngoại nhập. Gỗ mềm, nhẹ, hương dịu nhẹ tự nhiên. Gỗ Bạch Tùng sấy có độ cứng cao, không co ngót, cong vênh, thớ gỗ dày, có khả năng chống ẩm rất tốt nên giá trị sử dụng cao, là loại gỗ được loài chim yến yêu thích.

Giá thành phù hợp (16 – 18 triệu VNĐ/ m3), thời điểm 2017, dự toán sẽ tăng giá liên tục do nguồn gỗ khai thác sẽ giảm. Trước khi đưa vào sử dụng, gỗ đã qua xử lý không mùi, không nhựa cây, sấy khô đạt độ ẩm 10 – 12%. Gỗ đã loại trừ vi khuẩn và chống mối mọt sinh sôi.

Nhược điểm: Có thể bị ẩm mốc nếu độ ẩm nhà yến vượt quá mức cho phép.

c. Gỗ Chò chỉ

Là loại gỗ hiếm phân bố nhiều ở khu vực rừng phía bắc và các tỉnh bắc trung bộ của nước ta. Chò chỉ được liệt vào loại gỗ cần được trồng và bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam.

thanh-lam-to-bang-than-cay-go-cho-chi | sua-chua-nha-yen
Thân cây gỗ chò chỉ
Ưu điểm:  Thớ thẳng, mịn, trọng lượng nặng, có độ bền cao kể cả trong môi trường nước và dưới đất. Ít bị nấm mốc.

Nhược điểm: Giá thành cao. Do là loại gỗ hiếm nên khó khăn trong việc chủ động nguồn cung so với nhu cầu xây dựng nhà yến lớn như hiện nay.

d. Gỗ dừa

Là loại gỗ của thân cây dừa lâu năm, phân bổ chủ yếu ở khu vực phía Nam, Trung Bộ và Nam Trung Bộ - nơi mà lượng chim yến tập trung sinh sống là chủ yếu.

thanh-lam-to-bang-than-cay-go-dua | sua-chua-nha-yen
Thân cây gỗ dừa
Ưu điểm: Nhẹ, dễ lắp đặt, giá thành rẻ, chủ động được nguồn cung do là loại cây khá phổ biến.

Nhược điểm:
độ bền rất kém, dễ nấm mốc và mục nát.

2.2 Nhóm nguyên liệu khác

a. Bê tông

Được tạo ra từ hỗn hợp, nước, cát, xi măng,…

thanh-lam-to-duoc-lam-bang-be-tong | sua-chua-nha-yen
Thanh làm tổ bằng bê tông
Ưu điểm: Giá thành rẻ, bề mặt nhám, chim dễ bán vào làm tổ. Chủ động được nguồn cung do các nguyên liệu chế tạo đều phổ biến: đá, cát, xi măng,…v..v

Nhược điểm: Khối lượng nặng, khó lắp đặt, lẫn nhiều tạp chất. Khi chim yến bay về tổ thường đập cánh chạm vào thanh làm tổ một lượng cát, bụi ở thanh bê tông rơi rớt vào trong tổ yến khiến tổ yến lẫn nhiều tạp chất, chất lượng không đảm bảo. Ảnh hưởng sức khỏe tiêu dùng tổ yến??

**Nuôi yến Tầm Cao Việt nói không với thanh tổ làm từ bê tông – xi măng.

Ở việt nam có một số công ty chuyên chuyển giao kỹ thuật làm bằng xi măng, các bạn nên cẩn thận nhé! Tôi không tiện nói tên nhưng các bạn chỉ cần hỏi vài người trong nghề yến sẽ rõ.

b. Plastic:

Là các thanh nhựa, bề mặt được xẻ rãnh tạo khe cho chim bám vào làm tổ.

thanh-to-lam-bang-plastic | sua-chua-nha-yen
Thanh tổ làm bằng plastic
Ưu điểm: Độ bền cao với thời gian, không nấm mốc, mối mọt hay mục nát.

Nhược điểm: Nặng, cứng, khó vận chuyển và lắp đặt, tốc độ tăng trưởng đàn yến chậm khi lắp đặt thanh làm tổ bằng lam đá.

Dựa vào đặc tính riêng của từng loại nguyên liệu trên có thể thấy, Bạch Tùng là nguyên liệu số một đáp ứng được tiêu chuẩn để làm thanh làm tổ cho chim yến cả về chất lượng lẫn giá thành. Đây cũng là nguyên liệu mà chim yến thích nhất, vì vậy, các nhà yến lắp đặt thanh làm tổ bằng Bạch Tùng thường cho số lượng chim và sản lượng tổ vượt trội.

Vậy khi chọn thanh làm tổ bằng gỗ Bạch Tùng cho nhà nuôi chim yến các chủ nhà yến cần chú ý gì? Và quy cách tạo thanh làm tổ bằng gỗ Bạch Tùng ra sao?

Khi đưa các thanh gỗ lắp đặt vào nhà yến các bạn lưu ý:

+ Gỗ đã qua xử lý không mùi nồng, không nhựa cây, phải sấy khô đạt độ ẩm 8 – 12%;

+ Đặc biệt gỗ không bị mốc. Tránh trường hợp gỗ sấy chưa khô mà vội đưa vào nhà yến đến khi nhà yến hoạt động các thanh làm tổ bị mốc khiến chim yến sẽ không làm tổ và bỏ đi;

+ Quy cách tạo thanh làm tổ bằng gỗ Bạch Tùng: độ Dày 2cm x Cao 15cm x Dài 2m đến 3m, đã bào láng và tạo rãnh. Lưu ý đến độ dày của gỗ vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật khi lắp đặt.

**Chú ý: Bảo quản thanh gỗ Bạch Tùng ở những nơi khô thoáng để tránh tình trạng nấm mốc.

3. Xử lý nấm mốc cho thanh làm tổ

3.1 Xử lý nấm mốc bằng dung dịch Tacali Plus

Tacali Plus có tác dụng:

- Làm giảm nồng độ nitrate hiệu quả;

- Khử mùi ẩm mốc trên thanh làm tổ và mùi xi măng;

- Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại cũng như khử mùi bê tông mới;

- Khử trùng nhà yến;

- Đuổi kè thù của chim yến như: ruồi, bọ, rận, gián, chuột… nhằm giúp mùi bầy đàn của chim yến phát huy tác dụng một cách tốt nhất!

- Sản phẩm 100% thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng và không hại cho chim yến hay tổ yến.

xu-ly-nam-moc-bang-dung-dich-Tacali-Plus | sua-chua-nha-yen
Xử lý nấm mốc bằng dung dịch Tacali Plus
Cách dùng:

- Xịt 1 – 2 lần/tháng sau khi quét dọn phân chim vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa vào ngày có nắng (không xịt trong ngày mưa). Xịt lên vách tường từ sàn lên cao 1,5m với tỉ lệ pha nước là 1:20.

- Sau khi thi công thanh gỗ sẽ bị bám bụi dơ do quá trình di chuyển và quá trình lắp đặt bị bám bụi dơ, vì thế cần pha loãng dung dịch giấm Tacali Plus lau nhanh qua thanh làm tổ.

- Xịt dạng sương từ tường lên thanh làm tổ với tỉ lệ 1:100. Việc này nhằm làm sạch gỗ, tạo mùi gỗ tự cho thanh làm tổ.

- Nhúng khăn lau vào  dung dịch Tacali Plus rồi vắt khô, lau sạch lên toàn bộ bề mặt gỗ, sau đó giặt lại khăn bằng nước sạch rồi  tiếp  tục lặp lại bước 1.

**Lưu ý: thay nước sạch sau mỗi 02 lần giặt khăn, không cần thay Tacali Plus. Với cách này, chúng ta sẽ loại bỏ được hoàn toàn các  mùi lạ, mốc gỗ, các tạp chất dơ bẩn, mạt gỗ, giúp cho thanh gỗ sạch khiến chim yến rất thích thú bay đến làm tổ.

3.2 Xử lý nấm mốc bằng các dung dịch khác

Ngoài ra, các chủ nhà yến có thể tham khảo thêm một số cách khắc phục nấm mốc cho thanh làm tổ yến như sau:

- Dùng đèn khò đốt cháy nấm mốc trước rồi mới dùng Tacali Plus lau.

- Dùng dung dịch vi sinh EM (Effective Microorganisms – các vi sinh vật hữu hiệu). Trong dung dịch này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm mem, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.

- Dùng Sodium Benzoat hay Sodium Propionate (chất chống mốc thực phẩm).

xu-ly-nam-moc-bang-sodium-benzoat | sua-chua-nha-yen
Xử lý nấm mốc bằng Sodium Benzoat
Sau đó giảm độ ẩm trong nhà xuống dưới 80 RH để ngăn nấm mốc tiếp tục sinh sôi. Một số thanh làm tổ bị mốc nặng thì nên gỡ xuống để tránh lây lan. Tuy nhiên để sử dụng các loại dung dịch này với nồng độ bao nhiêu là phù hợp thì nên nhờ đến sự tư vấn kỹ thuật của các chuyên  gia về xây dựng nhà yến.

4. Quy trình lắp khung ván gỗ (thanh làm tổ)

Bước 1: nhận gỗ và kiểm tra gỗ

- Kiểm tra quy cách gỗ và độ dày của gỗ;

- Loại bỏ những thanh gỗ không đạt và không đúng  quy cách;

- Kiểm tra chất lượng gỗ trước khi nhận, loại ngay những thanh ván có dấu hiệu không đạt (gỗ có màu xanh mốc, mối mọt, gỗ bị lỗi, kích thước không đúng,…).

Bước 2: chuẩn bị

- Số người thực hiện: 2 – 3 người;

- Đồ nghề - dụng cụ: máy cắt gỗ, búa đóng đinh, khoan bê tông, khoan vít, súng keo, thước dây, đinh thép, vít đen, đinh 4.3 phân, vít inox 4 phân, tắc kê 8 ly, bass inox 304-4 lỗ, Tacali Plus (xử lý gỗ);

- Vật liệu: thanh ván gỗ cho chim bám làm tổ tiêu chuẩn SWO-2.

Bước 3: căng dây búng mực định vị vị trí

- Khoan lỗ trên trần bê tông để bắt Bass vít;

- Tề đầu thanh ván cho bằng và cắt gỗ để sẵn trên giàn giáo;

Bước 4: lắp thanh ván gỗ theo tiêu chuẩn Nuôi Yến Tầm Cao Việt

- Cắt tề ván và loại bỏ ván xấu (ván xanh, mối mọt, không đạt tiêu chuẩn,…) trước khi lắp đặt;

- Ốp ván vào vách vào đá trước, cố định bằng đinh thép chuyên dụng;

- Lắp thanh ván gỗ theo kích thước 40 – 50cm tùy theo bản gỗ và tùy theo vùng khí hậu nóng lạnh. Quy cách hiện nay của Tầm Cao Việt ở khu vực miền Trung Tây Nguyên và Nam Bộ là hình chữ nhật, kích thước 50 x 100 cm;

Lap-thanh-lam-to-theo-tieu-chuan-nuoi-yen-tam-cao-viet | sua-chua-nha-yen
Lắp thanh làm tổ theo tiêu chuẩn nuôi yến Tầm Cao Việt
- Treo ván lên, sau đó cố định bằng vít và bass Inox 304 theo hình đã búng mực trước  đó;

- Cắt góc ke 135 độ (nếu có) lắp lên góc 90 độ;

**Lưu ý: Lắp ke xong lắp loa ru luôn

- Cứ thế thực hiện đến hết diện tích vần đóng ván gỗ.

Bước 5: vệ sinh thanh ván gỗ vừa lắp

- Dùng khăn lông sạch thấm giấm chuyên dụng. Tacali Plus vắt cho ráo khăn rồi lau sạch bụi, mồ hôi bám trên thanh ván vừa lắp;

- Tiến hành như thế cho đến hết diện tích trần nhà.

Trên đây là một số chia sẽ trong quá trình tư vấn thi công thanh làm tổ nhà yến Tầm Cao Việt đút kết được, hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn chọn lựa nguyên liệu phù hợp và nắm bắt quy trình lắp thanh làm tổ cho nhà yến của mình.

*Lưu ý: Các thông số kỹ thuật, giá thành sản phẩm chỉ mang tính chất tham khảo,..tùy đơn vị thi công, kết cấu nhà yến mà có thông số phù hợp!

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267


Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

7 Thông tin cần biết trong hành trình xây dựng nhà yến thành công!

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đặc tính của chim yến, nuôi yến Tầm Cao Việt đã rút ra được rất nhiều bài học và kinh nghiệm trong việc chọn vị trí, cách xây dựng nhà Yến. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc 7 thông tin cần biết trong hành trình xây dựng nhà yến thành công!

1. Khí hậu

Vùng nuôi chim yến nên là vùng nóng có nhiệt độ trung bình trên 27 độ C. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm xây dựng của một số nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia,.. thì nhà yến được chia thành 2 vùng: vùng nhiệt độ cao trên 27 độ C và vùng nhiệt độ thấp dưới 26 độ C.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của yến dù ở cao nguyên, đồng bằng, vùng nóng, vùng trung gian hay vùng lạnh.

2. Khuôn viên

Khuôn viên rộng rãi, xung quanh có nhiều ao hồ và nhiều cây xanh càng tốt. Độ rộng của khuôn viên ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu xây dựng nhà yến, sân càng rộng thì càng có nhiều không gian cho yến bay lượn và càng dễ dàng trong việc xây dựng cũng như tối ưu hoạt động nhà yến sau này. Nếu không gian bay lượn cho chim yến không quá rộng thì có thể làm thêm tầng. Một nhà yến có năng suất tốt nhất có thể đạt sản lượng 1 – 1.5kg/tổ 10m vuông.

3. Môi trường sống

Môi trường sống càng nhiều yếu tố tự nhiên càng tốt và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, không gian bay lượn, nguồn thức ăn phong phú, đồng thời không quá ồn ào, náo động.

Xây dựng nhà yến ở những nơi có nhiều cây xanh, ao hồ
Xây dựng nhà yến ở những nơi có nhiều cây xanh, ao hồ
4. Kết cấu nhà yến

Căn cứ vào khu vực: vùng sông nước, vùng cao nguyên, vùng lạnh, hay các khu ngoại ô thành phố, ..v.v.. mà thiết kế nhà yến có kết cấu cho phù hợp, xây dựng xong đảm bảo được khả năng chịu lực ở những vùng đất yếu,.v.v. Ngoài ra cần chú ý đến hướng nhà, hướng gió lùa để xác định kích thước độ cao, bề rộng của ngôi nhà Yến.

Chú ý:  Dù có ở vùng khí hậu nóng (trên 27 độ C) hay vùng khí hậu lạnh chuẩn từ 27 độ C đến 29 độ C. Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động nhiều thì cần có sự tính toán kĩ càng trong kết cấu xây dựng nhà yến. Nếu không, theo thời gian không những yến không tăng đàn mà còn giảm số lượng đáng kể.


- Cấu trúc bên trong nhà yến khu vực 27 độ C:

+ Phòng nên ngăn, kích thước 3,5 x 4m hoặc lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám. Nếu phòng quá rộng, quá cao bên trong sẽ mát nhưng chim yến bay không an tâm (chim yến thích kín đáo và bóng tối);

+ Mái nhà lợp ngói hoặc bằng bê tông, góc nghiêng mái 30 – 40 độ, trần trên cùng đóng la-phông hoặc đổ bê tông kiên cố;

+ Thanh khung gỗ dày 2-3cm, rộng 15cm;

+ Hệ thống gió để nhà không bế khí sinh tử khí.

- Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp hơn 26 độ C:

+ Kích thước phòng tối đa 4 x 4 m, chiều cao tối thiểu 2,5m, tối đa 3m;

+ Mái bằng tole kẽm có xốp cách âm cách nhiệt cấu trúc độ dốc. Đóng la-phông cách âm cách nhiệt hoặc đổ bê tông kiên cố;

+ Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 20cm;

+ Đối với nhà tầng, tầng trên phải cao hơn phần dưới.

5. Vật liệu xây dựng nhà yến

Tùy vào kết cấu nhà yến mà sử dụng các loại vật liệu khác nhau cho phù hợp. Tính chất vật liệu xây dựng có thể thay đổi khi tiếp xúc nhiệt (co giãn, hấp thụ, giữ nhiệt và ngược lại). Do đó khi xây dựng phải lựa chọn vật liệu phù hợp với mỗi vùng và địa điểm cụ thể. Các yếu tố xây dựng nhà yến phải được xem xét thiết kế cụ thể như:

- Kích thước phòng:

+ Phòng càng nhỏ bên trong càng nóng;

+ Phòng càng thấp nhiệt độ bên tron càng tăng;

+ Phòng rộng nhiệt độ bên trong mát hơn.

- Vật liệu vách:

+ Không dùng ván gỗ và tre do hấp thụ nhiệt mạnh gây khó kiểm soát, kém bền và dễ xảy ra các trường hợp hỏa hoạn;

+ Vách bằng bê tông là tốt nhất, kể cả vách ngăn để kiểm soát nhiệt độ. Bê tông dày sẽ làm cho nhiệt độ bên trong tốt hơn, bê tông mỏng làm bên trong nóng hơn.

- Mái nhà:

+ Mái nhà bằng ngói thì nhiệt độ bên trong mát hơn, mái băng kim loại bên trong nóng hơn. Mái cần lợp cách âm cách nhiệt tránh ánh nắng trực tiếp là tốt nhất.

- Giàn khung gỗ:

+ Giàn khung gỗ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có giàn khung tổ, yến sẽ làm tổ ở mọi nơi như trên tường nhà, trần nhà, cửa nhà,..v..v khiến chủ nhà khó quản lý và ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng tổ. Chất liệu khung gỗ phải đủ mềm cho Yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi. Khung gỗ phải sạch, nhẵn, không chứa dầu, mùi hôi và màu chói.

Giàn khung gỗ nhà yến nơi chim làm tổ
Giàn khung gỗ nơi chim yến làm tổ
+ Tùy theo nhiệt độ khu vực mà thanh khung gỗ có chiều rộng, dài khác nhau do nhiệt độ có tác động trực tiếp đến sự giãn nở của gỗ. Nơi nhiệt độ cao thì dộ dày khung gỗ tốt nhất là 2 – 3cm, rộng 15 cm, và ở nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C) thì bề rộng là 20cm. Nếu khung gỗ nhỏ hơn 2 kích thước trên thì Yến sẽ đặt ức lên vành tổ, tổ rất dễ dính lông.

+ Cách đặt khung gỗ: Đối với cách nuôi yến hiện đại, người ta thường tự đặt giàn khung tạo thành hệ thống ma trận (khung ngang và khung dọc) với kích thước 40 hoặc 50 x 100cm. Hệ thống này sẽ tạo nhiều góc cho chim yến làm tổ. Giàn khung được gắn sát, thẳng góc với trần nhà và cố định bằng bass inox 304 và đinh vít vì yến không thích khe hở hay chỗ bám tổ bị lung lay.


6. Kiểm soát đường bay chim yến

Vị trí nhà và vùng bay lượn của chim cũng cần phải được tính toán kĩ càng, phù hợp với mặt thay thế (đường bay lượn cục bộ của chim Yến có thể thay đổi theo thời gian). Đường bay của chim yến cần tạo kết cấu theo dãy, hướng đến lỗ ra vào của yến để tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến bay ra, bay vào.

Đường bay quan trọng nhất trong nhà yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách 2 m, vì vậy phòng phải có kích thước trên 2m. Đường lượn từ sân vào lỗ ra vào sau đó sẽ hướng chim bay cùng hướng. Ví dụ: đường lượn hướng từ bên trái khi vào phòng rồi sẽ hướng chim bay bên trái. Trường hợp đổi hướng qua bên phải khi vào phòng chim sẽ bay bên phải, trường hợp này cần phải có kích thước 4 x 4m.

Nhà yến có phòng suốt, diện tích 4 x 4m hoặc 4 x5m yến sẽ dễ dàng bay đến khắp nơi trong nhà yến. Nhà nên có vách ngăn phòng giả hoặc phòng cố định.

Với nhà Yến thông tầng, lỗ thông tầng phải có kích thước 2 x 2 m (nhà 300 m vuông) hoặc lớn hơn nếu nhà Yến có diện tích lớn đặt gần tường để yến đảo hướng. Khi đảo hướng yến sẽ thuận lợi bay lên hoặc bay xuống. Khi có cách cản, yến không bay theo đường thẳng mà phát huy khả năng định vị tiếng động một cách hiệu quả hơn.

Đặc biệt khi xây dựng nên chú ý đến vị trí lỗ bay ra bay vào của nhà yến. Đối với kiểu nhà suốt (không có vách ngăn): lỗ ra vào được thiết kế gồm cả việc ra vào của chim giữa vùng bay lượn và phòng bên nhà. Các lỗ liên phòng và sàn phải được tính toán kĩ, chính xác cả về vị trí lẫn kích thước. Lộ trình bay lượn của chim yến chính là cơ sở để thiết kế lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì sẽ không thu hút được chim về thăm quan, hoặc khiến đàn tăng chậm. Đối với yến non, hay một số yến bay không giỏi sẽ không tìm được đường.

Lỗ ra vào và các biến  thể gồm 3 loại:

- Lỗ ra vào: Lỗ ra vào của chim trên thực tế có dạng vuông, nhưng tốt nhất là dạng hình chữ nhật nằm ngang vì nó phù hợp với độ xải cánh của chim Yến khi bay vào. Độ xải cánh của chim Yến từ 15 – 25 cm. Độ dày của thân chim khoảng 3cm.

Chim chỉ ra vào cách mép lỗ trên, dưới xà mặt ngang khoảng 10 cm. Đối với chim mới trưởng thành thì khoảng cách này xa hơn do chưa quen. Như vậy, với chiều cao lỗ vào là 20cm thì chim ra vào 1 con/lần, tương tự vậy, 30cm là 3 con/ lần, 40 cm là 5 con/ lần. Với chiều ngang: 20 – 30 cm thì 1 con/lần, 45 – 50cm thì 3 con/lần, 55 – 60cm thì 4 con/lần.

- Lỗ thu hút: Đây là loại lỗ đặc thù không phải để thu hút yến vào nhà nhiều hơn mà là tạo điều kiện thuận lợi để chim bay ra bay vào. Đường bay này là đường bay thẳng. Vì vậy, lỗ phải ở vị trí thích hợp, nếu bị lệch sẽ là sự cản trở việc bay đi bay lại  của yến.

- Lỗ thông phòng: Nhằm giúp yến bay lên bay xuống qua các tầng.

Lỗ thông phòng thì vị trí tốt nhất là cách trần 40cm. Cần khắc phục mâu thuẫn: rộng thì mát – lỗ bay lớn thì thuận lợi nhưng khó khắc phục tính sáng. Lỗ từng phòng cách  trần 40 – 50cm, ngang 80cm, cao từ 2,1 đến 2,6m.

7. Các phương tiện hỗ trợ nuôi yến:

- Kiểm soát điều kiện không khí, nhiệt độ: trong trường hơp, không khí trong nhà yến và hệ thống không đáp ứng được yêu cầu (quá nóng) thì có thể dùng các hỗ trợ khác nhau như: phun nước trên mái nhà, đặt ống dẫn nước trên vách tường bên trong nhà;

- Kiểm soát ánh sáng: ánh sáng trong nhà yến rất quan trọng đặc biệt là thời kì chim đẻ trứng. Cần chú ý mối liên hệ giữa thanh khung ngang, khung dọc, phân đàn, vách ngăn phòng các tổ yến bên trong nhà Yến. Độ sáng trong nhà yến cần đảm  bảo: Chim lớn thuần chủng làm tổ nơi có độ sáng khoảng 0,02 lux; Chim yến mới lớn ấp trứng cần ánh sáng 0,02 – 0,1 lux, Yến đàn cần từ 0 – 0,1 lux; Yến biệt lập cần khoảng 0,06 lux;

- Phương tiện hỗ trợ dẫn dụ: Bột mùi cho nhà yến, các dung dịch tạo mùi tự nhiên;

Dung dịch tạo mùi nhà yến PW SUPER
Dung dịch tạo mùi nhà yến PW SUPER
- Kiểm soát độ ẩm bằng các thiết bị phun sương;

- Các loại tiếng chim, cách phối âm thanh cho sống động;

- Tổ giả để tạo phản ứng xây tổ cho chim yến (chim bị mất tổ vào thời điểm cần đẻ trứng nhưng không đủ thời gian xây tổ, hoặc yến mới trưởng thành chưa có đủ khả năng để hoàn chỉnh tổ cho riêng mình);

- Trồng thêm cây cối, đặc biệt các loại cây mà chim Yến ưa thích như cây Táo Nhơn (Lamtoro), cây sung, cây xanh, cậy xộp,…

Tóm lại, muốn xây dựng nhà yến nhất thiết phải có kiến thức về nhà Yến, có bản vẽ, thiết kế đầy đủ. Và do mỗi vùng khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện môi trường khác nhau nên không có mẫu nhà yến chung nào cả mà phải căn cứ vào điều kiện cụ thể từng vùng, từng kích thước để có từng kiểu nhà yến riêng biệt. Chính vì thế, copy là việc tối kỵ trong xây dựng nhà yến.

Chúc bạn có một nhà yến thành công, góp phần phát triển thương hiệu nghề nuôi yến Việt Nam.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!


CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267


 
Hotline0938.311.453