SỬA CHỮA CẢI TẠO NHÀ NUÔI CHIM YẾN

KHÔNG THÀNH CÔNG

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀN CHIM YẾN HÀNG TẠI KÊNH THUỶ LỢI DẪN NƯỚC Ở THỊ TRẤN EASUP TỈNH ĐẮK LẮK

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN 1.1. Sự cần thiết của Đề án: Ea Súp là huyện với độ cao trung bình thấp nhất tỉnh Đắk Lắk, chỉ khoảng 160m - 200m so với mực nước biển, địa hình là một bình nguyên tương đối bằng phẳng; Sau khi được nhà nước cho xây dựng ở đây hai công trình thủy lợi tầm cỡ lớn nhất cả nước là Ea Súp Thượng và Ea Súp Hạ thì nơi đây giờ lại có thêm những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay không thua gì Tây Nam Bộ. Đây là một điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Ea Súp trước đây nổi tiếng với nguồn tài nguyên là rừng bạt ngàn nhưng hiện nay do bị khai thác triệt để khiến diện tích rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Thời gian trở lại đây, Ea Súp đang được biết đến bởi “mỏ vàng trắng” từ việc nuôi chim yến (chim yến hàng- tên khoa học là Aerodramus fuciphagus) như cứu cánh cho người dân nơi đây với vô vàn lợi ích về nhiều mặt như: kinh tế, xã hội, sức khỏe con người, sinh thái, giải quyết việc làm cho người dân, …v.v. Thế nhưng giá trị của nghề nuôi yến tại khu vực lại chưa thực sự được đánh giá và đầu tư tương xứng với tiềm năng của vùng vì nghề yến còn khá mới với người dân nơi đây. Chính điều này là cơ hội để nạn săn bẫy chim yến có cơ hội bùng phát tại Ea Súp khiến sản lượng yến suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại về nhiều mặt. Ngược lại nếu được đưa vào quản lý và và khai thác một cách hợp lý thì nghề nuôi yến sẽ có thể trở thành nghề mũi nhọn của khu vực trong tương lai. Chính vì điều này mà chim yến ở Ea Súp cần phải được bảo vệ, bảo tồn và khai thác hợp lý ngay từ bây giờ. Để làm được điều này cần phải quản lý “long mạch chim yến” là kênh nước Thị trấn Ea Súp. Long mạch này nếu chăm sóc quản lý tốt sẽ cung cấp nguồn giống chim yến cho toàn huyện Ea Súp, nơi được nhiều chuyên gia ngành yến đánh giá có tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên để trở thành một thành phố yến giàu mạnh, và xa hơn nữa cho các huyện lân cận của tỉnh Đắk Lắk. Xuất phát từ ý nghĩa đó công ty TNHH Tầm Cao Việt đề xuất các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chủ trương thực hiện “Đề án Bảo tồn và phát triển đàn chim yến kênh nước thủy lợi Thị trấn Easup”.

1.2. Các căn cứ pháp lý của Đề án ‐ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; ‐ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; ‐ Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018; ‐ Nghị Định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi; ‐ Ý kiến đóng góp của các Sở, Ban, Ngành về nội dung Dự thảo Đề án... .... PHẦN IV NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN ĐÀN CHIM YẾN TẠI KÊNH THUỶ LỢI EA SÚP Căn cứ trên hiện trạng, phân tích, đánh giá như trên và để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra về các nội dung và giải pháp bảo tồn, phát triển đàn chim yến cần thực hiện, bao gồm: Mở rộng không gian sinh sống; Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường tại Kênh thủy lợi đảm bảo không thay đổi hay cản trở dòng chảy, không đụt khoan phần cứng bên trong kênh thủy lợi; Khai thác và phát triển bền vững đàn chim yến; Ứng dụng công nghệ thông tin; Công tác tuyền truyền trong cộng đồng dân cư, Chúng tôi đề xuất phương án cụ thể như sau: 4.1. Đề xuất phương án duy trì và mở rộng diện tích cho chim yến bám đậu để sinh sống và làm tổ: Hiện tại, chim yến bám đậu rất khó khăn tại Kênh nước Thị trấn Ea Súp. Chim yến đa phần chỉ bám ngủ và làm tổ trên bạt nhựa lót cốt pha còn sót lại khi xây dựng kênh. Mật độ bạt nhựa này không nhiều và đang quá trình hư mục nát. Nếu tình trạng này kéo dài thì chim yến trong Kênh thủy lợi không tăng mà có khả năng ngày càng giảm và cạn kiệt. Phương án đề xuất để lựa chọn như sau: ‐ Tăng diện tích chim yến bám đậu bằng vật liệu chuyên dụng trong kỹ thuật nhà yến nhưng đảm bảo giữ nguyên hiện trạng trần và vách Kênh thủy lợi. Hoặc: ‐ Dựng nhà tiền chế cách âm cách nhiệt phía trên Kênh thủy lợi để thực hiện quy trình ấp nở, nuôi dưỡng chim con đến khi trưởng thành thả ra tự nhiên, làm phòng kỹ thuật gồm: loa,ampli, năng lượng mặt trời, hệ thống camera,... + Ưu điểm: ‐ Việc tăng diện tích chim yến bám đậu sẽ mở rộng không gian sinh sống cho chim yến trong Kênh thủy lợi, tạo tiện nghi cho chim yến, giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các tác động vật liệu cũ mục nát (như bạt cao su, bê tông mục,…), đồng thời cũng hạn chế được những tác động xấu từ gián, dơi trú ngụ trong những bạt cao su mục nát. + Hạn chế: ‐ Chi phí cao vì vật liệu chuyên dụng cao cấp và đòi hỏi kỹ thuật triển khai trình độ tay nghề cao. ‐ Thi công khó vì thi công trên mặt nước, dòng chảy liên tục. 4.2. Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái tại Kênh thủy lợi Việc bảo vệ nơi sống cho chim yến Kênh thủy lợi là rất cần thiết, nhằm tạo không gian sống cho chim yến, góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển về số lượng sinh sống trong Kênh thủy lợi. Để thực hiện việc này cần thiết phải có những tác động nhân tạo tích cực như cải tạo môi trường, duy trì và bảo vệ môi trường, dùng âm thanh gọi theo mùa, thiết kế nơi đu bám cho chim yến. 4.2.1. Nguyên tắc chung khi tác động đến Kênh thủy lợi ‐ Nguyên tắc cơ bản là không làm xáo trộn và thay đổi dòng chảy và lưu lượng dòng chảy. ‐ Thực hiện theo nguyên tắc “cuốn chiếu”, thực hiện các công tác ở từng khu vực đến khi hoàn chỉnh mới tiến hành thực hiện đến khu vực khác; ‐ Mọi tác động vào Kênh thủy lợi phải được thực hiện từ từ, không có hoặc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể, phải giảm thiểu tác động đến chim yến đang sinh sống; ‐ Các công việc có tập trung đông người hoặc có nhiều tiếng ồn chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau 07 giờ sáng đến trước 15 giờ hàng ngày (lúc đàn chim đi ăn khoảng sau 6 giờ sáng, lúc chim về tổ từ khoảng sau 15 giờ chiều). Sau khoảng thời gian này, phải ngưng mọi hoạt động trong Kênh thủy lợi. Phải quan sát đàn chim liên tục trong quá trình thực hiện, trường hợp phát hiện phản ứng bất thường của đàn chim hoặc phát hiện sụt giảm số lượng chim phải dừng ngay các hoạt động trong Kênh nước thủy lợi, đợi đến mùa chim ít sinh sản tiến hành làm tiếp. ‐ Một số công việc chỉ được thực hiện phụ thuộc vào thời tiết trong năm hoặc phụ thuộc vào thời gian sinh sản hay di trú của chim yến nên tùy theo điều kiện thực tế, các công tác có thể được thực hiện đồng thời hoặc theo tuần tự; ‐ Rác trong quá trình thi công phải được phân loại trước khi xử lý. Rác vô cơ (bọc, ly, rác thải nhựa,…) được chuyển cho đơn vị thu gom rác. Rác hữu cơ (lá cây, thức ăn …) được chuyển tới hố chôn lấp rác hoặc ủ phân compost để sử dụng lại làm phân bón cho cây; ‐ Phải đảm bảo an toàn cho người lao động khi thực hiện, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan và dân cư tiếp giáp Kênh thủy lợi. 4.2.3. Cải tạo, duy trì, bảo vệ môi trường xung quanh Kênh thủy lợi a) Đảm bảo không cản trở dòng chảy ‐ Mục đích: Dòng chảy luôn luân chuyển đảm bảo mục đích sử dụng của Kênh thủy lợi và phân yến được hoà vào dòng nước cấp cho người dân trồng trọt. ‐ Giải pháp: Thu gom lá, cành, nhánh cây, rác sinh hoạt xung quanh kênh với tần suất 01 tháng 01 lần, thực hiện liên tục hàng năm. Công việc trên được thực hiện trước khi xử lý, cải tạo môi trường mặt bằng chim yến sinh sống bằng chế phẩm sinh học. ‐ Cách thức thực hiện: Thuê dịch vụ thực hiện việc, thu gom lá, cành, nhánh cây, rác sinh hoạt ở xung quanh Kênh thủy lợi, vận chuyển ra khỏi Kênh thủy lợi bảo tồn chim yến với khoảng cách khoảng tối thiểu 150m để đơn vị thu gom rác mang đi. Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện. b) Bổ sung năng lượng sạch: ‐ Mục đích: Nhằm chủ động nguồn điện thắp sáng, nguồn điện camera, âm thanh,… ‐ Giải pháp: Lắp tấm pin năng lượng mặt trời ‐ Cách thức thực hiện: Lắp 8 mắt camera, 3 Ampli, 500 loa ru chuyên dụng. Đơn vị trực tiếp quản lý Vườn chim tự tổ chức thực hiện công tác này. 4.2.4. Duy trì việc phòng trừ thiên địch ‐ Mục đích: Giảm thiểu gián, kiến, chuột, rắn,...phá chim yến và gây mùi hôi trong môi trường chim yến sinh sống. Giảm thiểu mùi hôi từ Kênh thủy lợi do thiên địch khuếch tán trong không khí ra xung quanh làm ảnh hưởng đến dân cư. ‐ Giải pháp: Việc xử lý ô nhiễm môi trường vách trần Kênh thủy lợi góp phần giảm thiểu mùi hôi trong không khí. Dùng thuốc khử mùi sinh học và thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến các chủng vi sinh đã được sử dụng để xử lý môi trường đất và nước. Công tác khử mùi được thực hiện liên tục hàng quý và hàng năm. ‐ Cách thức thực hiện: Sử dụng thuốc khử mùi sinh học với tần suất mỗi quí 01 lần (khối lượng và số lần phun thuốc thực tế tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến tự tổ chức thực hiện công tác này. 4.2.5. Kiểm soát, ngăn ngừa thực vật, động vật ngoại lai ‐ Mục đích: Ngăn ngừa sự xâm lấn của các loài động thực vật ngoại lai (ví dụ như rêu mốc, dơi, chim lạ, …) để không ảnh hưởng xấu đến môi trường và chim yến trong Kênh thủy lợi. ‐ Giải pháp: Hàng tháng, đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, phát hiện và tiêu hủy ngay cây ngoại lai hoặc động vật ngoại lai (nếu có). 4.2.6. Lấy mẫu phân và mẫu chim yến xét nghiệm định kỳ ‐ Mục đích: Để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các giải pháp, đồng thời để làm cơ sở để đưa ra các gải pháp xử lý thích hợp. ‐ Giải pháp: Lấy mẫu phân và chim yến xét nghiệm. Việc xét nghiệm, theo dõi diễn biến của chim yến được thực hiện liên tục hàng năm. ‐ Cách thức thực hiện: Thuê đơn vị có chức năng để lấy mẫu thí nghiệm, phân tích mẫu. Đơn vị trực tiếp quản lý Đề án bảo tồn chim yến hướng dẫn chọn vị trí để lấy mẫu xét nghiệm. ...


 
Hotline0938.311.453