Xây dựng phần thô nhà yến là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của một nhà nuôi chim yến. Vì thế, người nuôi yến nên tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến thành công là gì?.
“Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng”, là 3
tiêu chí cơ bản nhất trong thiết kế nhà yến thành công buộc phải đảm bảo, ngoài
ra còn có các yếu tố khác như : độ sáng, chiều cao, chống thấm,.. cũng rất quan
trọng. Dưới đây là một số chia sẻ về
4 kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến thành công:
#1. Diện tích nhà nuôi
chim yến tối thiểu bao nhiêu mét vuông?
Khi đầu tư xây dựng
nhà nuôi yến, thì diện tích và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh
sống ở khu vực đó, để có thể dự tính được thời gian thu hồi vốn khi nhà yến đi
vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
Một nhà yến kích thước 6x20m, 1 trệt, 2 lầu
Theo tìm hiểu và nghiên cứu của chúng tôi thì diện tích nhà
tối thiểu để nuôi yến là 80m2, kích thước thông dụng là 5x16m,
5x20m, 6x20m, 8x16m, 8x20m, tùy vào diện tích đất, quy mô đầu tư của chủ nhà.
#2. Xây tường nhà yến
thế nào cho hợp lý?
Tường nhà yến nên
xây 2 lớp (tường 20), chính giữa để trống hoặc chèn thêm một lớp xốp ở giữa bảo
đảm cách âm và cách nhiệt cho nhà yến.
Kỹ thuật xây tường nhà nuôi yến
Lưu ý: Trong quá trình xây dựng, cần chừa thêm khoảng trống
cho tường nhà yến để làm lỗ thông gió, lấy đối lưu không khí trong nhà yến.
#3. Làm sàn nhà, mái
che nhà yến đúng cách
Sàn nhà nên đổ bê tông hoặc sử dụng tấm bạc nylon để chống
thấm nước xuống các tầng bên dưới sẽ ảnh hưởng đến thanh gỗ ở tầng dưới. Mặt
sàn có thể làm nghiêng, (hoặc ở giữa cao hơn) để nước tồn đọng có thể chảy về một
hướng tránh để nước tồn đọng trên sàn.
Mái nhà có thể làm bằng tôn, ngói hay đổ bê tông mái bằng
tôn friprocement hay tôn tráng kẽm thích hợp cho nhà yến ở vùng khí hậu mát,
vùng khí hậu nóng phần lớn làm mái bằng bê tông và lợp tôn bên trên.
#4. Phòng nuôi yến,
cách ngăn phòng, ngăn vách thế nào để phát tính hiệu quả nhà yến?
Nhà nuôi yến hiện
nay cần được ngăn phòng, ngăn vách hợp lý, có cửa dẫn để chim yến nhanh tăng bầy
đàn và không xảy ra tình trạng tranh giành lãnh thổ. Diện tích phòng nuôi yến tối
ưu 4x4m hoặc 4x5m, cửa dẫn vào phòng nuôi yến tối ưu 0.8x2m hoặc 1x2m (rộng
cao). Chiều cao của từng tầng nên từ 3m – 3.5m để chim có không gian bay.
Phòng lượn thông suốt, nên bố trí thêm thiết bị thông gió,
cách nhiệt. Diện tích tối ưu 16m2 – 20m2 để chim yến có
thể bay lượn thoải mái.
Chuồng cu và lỗ miệng hang: độ cao tối thiểu của chuồng cu
là 2m tính từ mái sân thượng. Cửa miệng hang (cửa ra vào nhà của chim yến) cần
được tính toán kỹ trước khi chọn hướng đặt cửa, cửa hang là hình chữ nhật diện
tích 40cm x 80cm, khoảng cách từ mái che chuồng cu đến mép trên cửa hang là
40cm.
Chuồng cu và lỗ miệng hang
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng phần thô nhà yến mà chúng tôi
tổng hợp được từ các công trình thực tế nhà yến thành công chia sẽ để mọi người
tham khảo, tùy vào từng vùng miền mà có những thay đổi nhất định.