SỬA CHỮA CẢI TẠO NHÀ NUÔI CHIM YẾN

KHÔNG THÀNH CÔNG

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU NGHỀ NUÔI YẾN

Phần 2 - Hiện Trạng- Nghiên cứu về nghề nuôi Yến. 


 Đông Nam Á (DNA) được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật quý báu là tổ Yến, và cũng chỉ có nơi đây mới có điều kiện phù hợp để chim Yến phát triển. Chính vì thế nó cũng lại là trở lực cho một ngành nghề khi các nghiên cứu về chúng chỉ ở mức độ tìm hiểu cơ bản. Do đặc tính địa dư nên các nhà khoa học trên thế giới không có cơ hội tham gia nghiên cứu , trong khi nền khoa học hiện đại lại nằm ở các quốc gia này. Chính đặc tính này hạn chế việc nghiên cứu chuyên sâu đối với nghề nuôi chim yến trong nhà. Thiếu và yếu là hiện trạng đang tồn tại của lĩnh vực nghiên cứu. Để nhận thấy rỏ bản chất của vấn đề hãy cùng xem lại sự so kè của Đông và Tây Y. 
Đông y ra đời trước Tây y và đã chiếm giữ thế thượng phong trong một giai đoạn dài, nhưng vì tính ước lệ trong nghiên cứu nên các giá trị đạt được không tái hiện lại chính xác lần thứ 2, các thí nghiệm cứ trôi dần từ kết quả này sang kết quả khác, đôi khi có kết quả đối nghịch với nghiên cứu ban đầu. Chính điều này làm cho các giá trị cơ bản trong đông y bị nghi ngờ, bị bóp méo, đôi khi bị chính bản thân người nghiên cứu thiếu tự tin để chia sẽ. Lâu dần trở thành bản chất và gói gọn trong phạm vi hẹp, khó chia sẽ rộng rãi vì không minh chứng cho những kết quả một cách chính xác. Hay nói khác đi là Đông y không lượng hóa được các giá trị của nghiên cứu. Tây y ra đời muộn, nhưng nó nhanh chóng chiếm lấy nền tảng khoa học và đẫy Đông y rơi vào 1 góc hẹp của những tiến bộ. Các nghiên cứu của người đi trước được lớp kế thừa lập lại một cách chính xác và phát triển chúng lên một tầm cao mới. Thành tựu Tây y được chia sẽ rộng rãi và tập hợp được những phát minh vĩ đại trong cuộc sống. Tóm lại khi đo lường được vật chất hay hiện tượng, con người sẽ biết phải làm gì để khắc phục nó. Trở lại nghề nuôi Yến, do nền tảng khoa học khu vực còn hạn chế , các nhà khoa học chỉ tiến đến mức tìm hiểu hay ghi lại hiện tượng sinh học của chim Yến , nói đến đây chắc có nhiều người không đồng tình, tôi xin dẫn chứng 3 việc 
1- Khi xác định độ ẩm và nhiệt độ trong nhà Yến , các nhà khoa học phải thực nghiệm việc đo đạc trên mẫu.Để cho ra một kết luận, chúng ta càn 10 điểm đối chứng làm nền. Nếu muốn xác định nhiệt độ tại 1 điểm , chúng at phải xác định 10 điểm trong cùng một môi trường để có được kết quả. Nhưng các thí nghiệm mà tôi đọc được trên các tài liệu nghiên cứu không mô tả điều này. Làm sao có thể kết luận một cách chắc chắn khi nó không được thực hiện đúng nguyên tắc. Dựa vào các nghiên cứu của các nhà khoa học trong khu vực,các kỹ thuật nhà Yến vận dụng tùy theo cảm nhận cảu mình, họ vận dụng những thiết bị đo đạc để xác định nhiệt độ hay độ ẩm. Do không phải là các nhà khoa học nên cách triển khai cũng thiếu các điều kiện. VD để ổn định nhiệt độ trong nhà Yến , các kỹ thuật dùng sensor đo nhiệt độ. dựa vào kết quả này, các nhà kỹ thuật kích hoạt máy phun sương đẻ làm giảm nhiệt độ. một bộ phận khác ứng dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin dùng các thuật toán can thiệp để chúng tự động phun khi cần thiết. Xem cách giải quyét vấn đề của họ các chủ nhà Yến cũng phần nào yên tâm. Thật ra cách làm này chỉ dùng để trình diễn chứ không có tác dụng thực tế, vì trong môi trường nhà yến , nhiệt độ ở trên trần nhà và ở dưới sàn hoàn toàn khác nhau,để làm xác định nhiệt độ chính xác chúng at càn đặt dày đặt các sensor ở các vị trí mới có thể xác định nhiệt độ tại thời điểm can thiệp là bao nhiêu? Cách làm này chưa thấy ai nêu ra hay thực hiện. Do không xác định được chính xác nhiệt độ tại thời điểm đó là bao nhiêu thì các biện pháp xử lý đều vo hiệu.Đó là lý do tại sao có sự khac biệt trong các ngôi nhà xây cùng một kỹ thuật. Một số khác đơn giản hơn, họ dùng timer hẹn lịch để kích hoạt máy phun sương. Nhưng do thời tiết bên ngoài có độ sai lệch giữa ban ngày và ban đêm, có sự khác biệt giứa các mùa trong năm và ngay cả vùng miền..... Cuối cùng sự thành công hay thất bại đều không thể lý giải, đơn giản vì không đo lường được những hiện tượng đang xãy ra. 

2 - Một lĩnh vực khác cũng dẫn đến quan niệm sai lầm đáng tiếc. Khi nghiên cứu về thức ăn cho chim Yến , mọi người dùng phương pháp khảo cứu thực tế để xác định loại côn trùng được tìm thấy rồi , phân tích theo tỉ lệ. Kết quả này không có giá trị thực tế, nó chỉ mang tính định hướng ( Tôi sẽ trình bày sâu hơn ở phần côn trùng). vì chim Yến ăn côn trùng cánh màng, mà bộ cánh màng có vô số loài và tùy thuộc vào thười tiết , vùng miền , đặc điểm sinh học của thực vật tác động rất lớn đến loài mà chúng làm thức ăn. Với cách phân tích theo phuwong pháp lấy mẫu dễ dẫn đến sai sót do dữ liệu quá ít, các kết quả bỏ sót rất nhiều và mang tính chủ quan của người lấy mẫu ( xem quyển Dữ Liệu Lớn để nắm sâu hơn vấn đề).

 3 - Không dừng lại ở đó, việc xác định thức ăn cho chim Yến lại bỏ qua vòng đời của côn trùng dẫn đến một số người hiểu lầm là thức ăn dồi dào quanh năm ( xem mục phân tích về côn trùng). Thực tế các loài dều trải qua các giai đoạn biến thái (Phát triển ), chu kì biến thái hoàn toàn và chu kì biến thái không hoàn toàn. có những bộ trải qua 3 hoặc 4 chu kì mới trở thành thức ăn cho chim Yến. Vậy trong vòng đời của chúng, chim Yến chỉ có thể ăn 1/4 số côn trùng trong tự nhiên, (nếu tính xác suất 100%). Làm sao không thiếu thức ăn cục bộ dẫn đến chim không sinh sản . Thực tế chứng minh chưa có nhà Yến nào (theo tài liệu khảo cứu nội bộ) đạt mức độ tăng trưởng 300% mỗi năm mặc dù các điều kiện khác không thay đổi. Tôi xin phép dừng lại ở đây để kết luận nội dung này. Quá trình nghiên cứu về chim Yến còn thiếu và yếu, Trách nhiệm này đặt lên vai Hiệp Hội Yến Việt Nam.
 
 Phần 2: Hiện Trạng nghề nuôi yến (tt) 
Chim Di Cư 
Chim Yến là loài chim hoang dã , cho đến hiện tại mặc dù đã tạo môi trường nhân tạo cho chúng sinh sống nhưng riêng thức ăn vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.Do vậy việc di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm khi thời tiết thay đổi và nguồn thức ăn khan hiếm. Thật ra đối với những vùng nắng ấm áp quanh năm vẫn xãy ra việc di cư định kỳ. Trong thực tế việc "thiếu thức ăn cục bộ" cũng tạo nên sự di chuyển hàng loạt chỉ có điều chúng di chuyển bao nhiêu thì không ai nắm chắc chắn. Cần phải có hệ thống tự động , sử dụng thuật toán để xác định số lượng chim hàng ngày , và triển khai trên diện rộng mới xác định được chính xác thời điểm chúng di cư Nếu đo lường chính xác điều này , bộ phận kỹ thuật sẽ giải quyết vấn nạn di cư " Cưỡng Bức" do thiếu thức ăn và môi trường thay đổi. Thời tiết lạnh Là nguyên nhân dẫn đến chim di cư và cũng là nguyên nhân dẫn đến côn trùng chết hàng loạt. Nói chung, các yếu tố môi trường tương tác qua lại và dẫn đến một hệ quả.Chim không chết vì lạnh nhưng sẽ chết vì đói và khát. Nếu giải quyết vấn đề thức ăn, trong thức ăn có 30% nước, điều đó mặc nhiên giải quyết cả thức ăn lẫn nước uống.( xem thêm nghiên cứu chuyên sâu, thức ăn).
 
Hiện Trạng Thiếu thức ăn cục bộ Ngoài Bắc chim chêt vì thiếu thức ăn vào mùa rét, nó có thể diễn ra theo 1 kịch bản viét trước hàng năm, các nhà Yến vẫn ngậm ngùi đón nhận như một quy luật tất yếu ( xem phần giải pháp, sẽ viết sau) Còn từ đèo Hải Vân vào nam thì không chịu tác động của hiện trạng này.Thế nhưng tại sao tỉ lệ tăng đàn không như lý thuyết 300% mỗi năm. Nếu luận theo phương pháp loại suy, điều kiện môi trường , thức ăn, và tập tính sinh học của vật chủ thì chỉ có yếu tố thức ăn là biến động. Vì thế có thể tìm ra kẻ thù không tăng đàn của chim Yến là thức ăn. Vậy tại sao thức ăn dồi dào, đồng lúa , rừng cây bạt ngàn , nơi sản sinh côn trùng quanh năm thì làm sao thiếu thức ăn cho được?? Chúng ta hãy bình tĩnh để xét nhé, Hiện trạng đã có rồi, còn nguyên nhân thì sao? Hãy xét ở vòng đời côn trùng cánh màng , chúng ta sẽ có vài thông tin Chim Yến bắt mồi trong không khí, vì thế những loài côn trùng chỉ trở thành thức ăn khi và chỉ khi chúng trưởng thành và bay trên không ( có cánh). Trong những chu kì còn lại, chim Yến không thể... Vậy qua trình cung cấp thức ăn từ tự nhiên không đủ để cho chúng phát triển bền vững, khi thì quá nhiều nhưng lúc lại không có.Thực tế chỉ 25% sản lượng (nếu tính 100% bắt mồi) là có thể làm mồi cho chim. Nói đến đây sẽ có rất nhiều người cho rằng tôi dùng thuật ngụy biện để dẫn dắt, thiếu tính khoa học, bởi học thuyết cân bằng loài đã cho 1 học thuyết, thiên nhiên sẽ tự cân bằng và đó là sức mạnh của quy luật tự nhiên. Xin thưa với các bạn, nếu chim hoang dã thì hoàn toàn đúng, nhưng nội dung của vấn đề là mỗi năm chúng ta xây thêm bao nhiêu ngôi nhà Yến, con người đã tác động vào tự nhiên một cách vô tội vạ thì thiên nhiên làm sao cân bằng hở các bạn. Chúng ta đừng lạc quan tếu nữa. Theo thống kế của chúng tôi, 60% nhà yến nằm dưới điểm hòa vốn, 30% thất bại hoàn toàn và 10% thành công và sống được với nghề này làm sao để đưa 60% kia vượt lên , sự thành công của của 1 quốc gia là sự thành công của số đông chứ không phải của 10% đó. Cho đến khi chúng ta chưa ý thức được quy luật của quy luật ( Rule of rule ) thì danh sách thất bại sẽ dài ra và trong đó có cả chúng ta và người thân chúng ta nữa. Lúc này không phải là vấn đề của nghề Yến, của người buôn Yến, của anh em kỹ thuật..... mà là vấn đề của toàn xã hội. Vấn đề của Fomosa chưa ráo mực, đó không phải là vấn đề của bà con miền trung nữa, mà là vấn nạn quốc gia , mọi thành phần đang chung tay.Tôi lo cho Cần Giờ nhiều như những gì nó đang mơ.... 
Chim Yến có ăn được Rầy ??
Phần 2: Hiện trạng nghề Yến Chim Yến có ăn Rầy không? 
Sự ngộ nhận hay lạc quan Đây là câu hỏi khá thú vị! Trước hết cần xác định đặc tính sinh học của Rầy? Chúng sống nhiều trong các cánh đồng và thường bùng nổ về số lượng vào các vụ mùa. Chúng sợ tiếp xúc trực ánh sáng mặt trời do các bức xạ, và chỉ bay lên vào ban đêm dưới ánh đèn. Sự xuất hiện của chúng trên không khi có tác động của hóa chất và các tác động cơ học như gặt , phun xịt.... Nếu xét trên lý thuyết , cơ hội chim Yến bắt được Rầy là rất ít, và cơ hội đó cũng đầy nguy hiểm do Rầy đã phơi nhiễm hóa chất. Chúng at thường không phân tích đối tượng làm thức ăn cho chim Yến một cách chi tiết dẫn đến xem nhẹ yếu tố thức ăn hỗ trợ để chúng được phát triển tương xứng với khả năng vốn có. Chim yến ăn Rầy nhưng đó chỉ là những tỉ lệ rất ít và có thể đó là giao điểm của dữ liệu nhỏ, khi mà con người chỉ làm mẫu vài lần rồi kết luận. Cho đến giừo phút này tôi vẫn tự hỏi làm sao chi Yến ăn được rầy khi mà chúng không bay lên không trung vào ban ngày. Côn trùng có thể bay lên dày đặt vào ban đêm , nhưng không có nghĩa là chúng sẽ bay lên vào ban ngày. Có một giáo sư người Anh chia sẽ với tôi về kỹ năng tìm kiếm thông tin cho các nghiên cứu, ông ấy chia sẽ với tôi rằng, ông ấy là một người kém thông minh , nhưng vì ông ấy luôn luôn đặt câu hỏi trong mọi vấn đề, và sau đó đi tìm câu trả lời, những câu hỏi nào không có lời giải thì đó là nút thắt của vấn đề, Ông at sẽ đào sâu hơn và tìm người trợ giúp.... Khi chúng at xác định chim Yến ăn các loài côn trùng trong tự nhiên, nhưng chúng at đã đi tìm chúng ăn bao nhiêu loài ? những loài đó có ở những đâu? điều kiện để chúng sinh sản? và vòng đời của chúng?..... Các bạn ạ, khi chúng at chỉ có 1 vài ngôi nhà nuôi Yến thì đó là vấn đề của những người nuôi, nhưng nếu muốn mơ một giấc mơ .... xin hãy tỉnh táo để chuẩn bị cho mình một hành trang .Nếu muốn tham gia vào nghề , các bạn hãy tìm hiểu một cách thật kỹ, đừng xây dựng một chiến lược kinh doanh có quá nhiều ẩn số. Đã đến lúc nghề nuôi Yến không còn dành cho người giàu, mà đang trên đã xã hội hóa . Chim Yến có ăn Rầy không? các bạn đi tìm hiểu giúp nhé. Tiếp theo , Kiểm soát môi trường nhà yến ... 
 NGUỒN: TÔM SÚ BIO 2017

 
Hotline0938.311.453