SỬA CHỮA CẢI TẠO NHÀ NUÔI CHIM YẾN

KHÔNG THÀNH CÔNG

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

9 Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhà nuôi yến thất bại!

Có hàng tá yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của một nhà yến, nhưng có thể nói kỹ thuật chính là yếu tố nòng cốt. Kỹ thuật xây dựng và lắp đặt tốt sẽ không chỉ thu hút được chim yến về ở nhanh chóng mà còn giúp nhà yến phát triển bền vững và ngược lại, kỹ thuật yếu, tay nghề non kém sẽ mau chóng khiến nhà yến rơi vào tình trạng hư hỏng nặng nề và chim không đủ điều kiện để sinh sống.

Nhiều chủ nhà yến hiểu được điều này nhưng không phải ai cũng đi đúng hướng để thành công. Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhà nuôi yến thất bại trong việc dụ chim về ở và làm tổ.

1. Chọn kỹ thuật kém với chi phí xây dựng giá rẻ

Trong quá trình làm nghề, Tầm Cao Việt đã gặp không ít những khách hàng yêu cầu sửa chữa cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó vì sau một thời gian dài hoạt động yến vẫn không về làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn: hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí, chất liệu thanh làm tổ không đạt tiêu chuẩn,…

Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng  vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra để “kiếm cơm” khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình với giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá.

Ví dụ: Ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm (thông thường dùng vít Inox 304), thanh gỗ cho yến làm tổ mỏng, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không có máy phát điện dự phòng, tạo ẩm thì dùng 1 loại phun sương béc,.. việc rút ruột công trình như thế này dẫn đến nhà yến thất bại khi đưa vào hoạt động là điều hiển nhiên.
rut ruot cong trinh dan den nha yen that bai | sua chua nha yen
Rút ruột công trình dẫn đến nhà yến thất bại
Cụ thể, trường hợp một khách hàng ở Quận 9, TP. HCM trước đã tự liên hệ tìm hiểu, tự thuê máy thử tiếng chim, nhờ tư vấn kỹ thuật nuôi từ các công ty xây dựng nhà  yến uy tín. Khi đã nắm sơ được quy trình để xây dựng nhà yến thì đã không ký hợp đồng mà tự đi liên hệ với đội thợ xây dựng riêng lẻ với mức chi phí thấp hơn phân nửa các đơn vị xây dựng lớn khác, chỉ khoảng 600 -700 ngàn đồng/m2. Trong khi các đơn vị xây dựng lớn, uy tín thường giá dao động từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu đồng/m2

Đội thợ này có lẽ chỉ mới hành nghề được ít lâu, hoàn toàn không nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản của nhà yến chứ chưa nói gì đến việc áp dụng kỹ thuật mới.  Chủ nhà yến chắc hẳn sẽ vẫn tự tin và hài lòng vào kỹ thuật này cùng mức chi phí đầu tư khá tiết kiệm mà mình đổ vào nhà yến cho đến khi nhà yến đi vào hoạt động hàng năm rồi nhưng chưa hề thu hoạch tổ thì mới trở nên hoang man, lo lắng.

Khi nhờ đến sự tư vấn của kỹ  thuật Tầm Cao Việt, được nhân viên kỹ thuật hỏi về tình trạng nhà yến thì chủ nhà hoàn toàn không hay biết. Lý do đưa ra là do nhân viên kỹ thuật xây dựng nhà yến ban đầu nói rằng, chỉ có nhân viên đó mới được vào nhà yến, tuyệt đối chủ nhà không được vào vì không am hiểu kỹ thuật sẽ làm chim hoảng sợ, chìa khóa của nhà yến chủ nhà cũng không được giữ. Sau một thời gian thì hoàn toàn không liên lạc được với kỹ thuật đã xây dựng nhà yến nói trên, nên chủ nhà yến rơi vào tình trạng “khóc dở mếu dở” khi nhà yến của mình nhưng lại hoàn toàn không nắm bắt được tình trạng và không thể vào kiểm tra được. 

Khi nhân viên kỹ thuật của Tầm Cao Việt tới, được sự cho phép của chủ nhà, đã phá khóa vào bên trong kiểm tra thì nhà yến trong tình trạng: nước ngập sàn nhà, lênh láng như một cái hồ, gỗ trong nhà yến bị mốc hoàn toàn khiến chim không thể bám vào làm tổ, nhà xây không thoáng khí mà rất bí, không khí không lưu thông được giống như một cái hộp, hệ thống loa thì thưa thớt,.. Khi ấy, chủ nhà mới hiểu rằng vì sao nhà yến của mình không hề có chim về làm tổ và thực sự thấm thía: hóa ra tiết kiệm chi phí xây dựng bằng cách chọn giá rẻ lại chính là cách để tiêu tốn thêm chi phí thuê thợ về sửa chữa.
He thong loa thua thot cung la nguyen nhan dan den nha nuoi yen that bai | sua chua nha yen
Hệ thống loa thưa thớt cũng là nguyên nhân dẫn đến nhà nuôi yến thất bại
Một trường hợp khác,  khi khách hàng đến Tầm Cao Việt mua thiết bị về tự cải tạo lại nhà yến của mình đã chia sẽ về tình trạng chim về nhưng không có tổ ở căn nhà yến của mình (Bình Định). Chúng ta đều biết, khu vực các tỉnh ven biển miền trung là nơi lý tưởng để yến sinh sống. Thế nhưng nhà yến của anh đã đi vào hoạt động đến nay được 10 tháng nhưng chỉ có vỏn vẹn chừng 10 tổ, đặc biệt nhà yến này còn nằm trong những khu vực đông đảo chim yến sinh sống. Hỏi thêm mới biết, nhà yến của anh này nhờ một người bạn thân quen làm dùm. Trong suốt quá trình xây dựng anh không hề để ý vì tin tưởng người quen. Nhưng sau khi nhà yến hoạt động cả 10 tháng trời mà chỉ có 10 tổ anh mới lo lắng và tìm cách khắc phục. 

Từ những trường hợp ví dụ cụ thể trên, có thể thấy việc nhiều chủ nhà yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhà nuôi yến thất bại

Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.

2. Kỹ thuật do tự làm

Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng: xây dựng nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần “nhìn” - “xem” - “hỏi” các nhà yến khác là có thể làm được. Cũng chính do tự làm nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm vừa học hỏi, vì vậy nhà yến khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ nhà phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến.
Tinh trang bat on, xao tron nha yen la nguyen nhan yen khong vao nha | sua chua nha yen
Tình trạng bất ổn, xáo trộn nhà yến là nguyên nhân yến không vào nhà
Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình của những nhà yến thành công về áp dụng cho nhà yến của mình, nhưng họ không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau về khí hậu – thời tiết, nguồn thức ăn, không gian sống, địa tầng, thổ nhưỡng mà có những kiểu kiến trúc và cách lắp đặt thiết bị không hề giống nhau. 

Ví dụ: Đối với các vùng biển nhiều gió đòi hỏi nhà yến phải đảm bảo tránh được hướng giò lùa thẳng vào, độ ẩm cũng vì thế mà thay đổi: những vùng có mùa lạnh, nhà yến cần phải đảm bảo sưởi ấm được khi đông về nhưng vẫn thông thoáng vào mùa hè; những vùng cao nguyên nắng nóng, nhà yến phải đáp ứng được yếu tố thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ thích hợp; hay những vùng đất lún, trũng, nền móng yếu thì phải dùng các loại vật liệu nhẹ thay thế để giảm sức nén nhưng vẫn phải đảm bảo kết cấu vững chắc cho nhà yến.

Nuôi yến Tầm Cao Việt sản xuất thủ công gạch siêu nhẹ tại công trình thành phần sản xuất gạch siêu nhẹ chủ yếu: Xi + Cát + Nước + Chất tạo bọt.

3. Thanh làm tổ cho yến không đúng tiêu chuẩn

Mỗi nhà đầu tư có quyền chọn lựa cho mình một loại nguyên liệu riêng dựa trên tìm hiểu cá nhân hoặc tư vấn của các đơn vị thi công. Tuy nhiên thực tế phản ảnh, nhiều nhà đầu tư vì tiết kiệm chi phí, hoặc do sao chép mô hình nhà yến của người khác, do đơn vị tư vấn – thi công yếu kém mà đã chọn sai chất liệu thanh làm tổ, khiến nhà yến thất bại khi không thu hút được chim yến về sinh sống, hoặc có trường hợp khi thu tổ mang bán thì không ai mua do tổ lẫn quá nhiều tạp chất.

Thanh gỗ làm tổ lắp đặt sai kỹ thuật cũng là yếu tố làm cho nhà yến tăng đàn chậm hoặc không tăng. Vì có nhiều chủ nhà muốn đóng số lượng khung gỗ dày để tăng diện tích làm tổ cho chim yến, đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa các khung tổ sẽ bị thu hẹp lại, dẫn tới bầy chim dễ bị động khi có một con chim yến bay đi bay về.

Để thanh gỗ làm tổ bị mốc cũng là trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại nặng nề.
Thanh lam to bi moc la nguyen nhan nuoi yen that bai | sua chua nha yen
Thanh làm tổ bị mốc là nguyên nhân nuôi yến thất bại
Ví dụ: nhà yến luôn cần một độ ẩm nhất định từ 70 – 90%, nhưng khi gỗ hấp thụ lượng nước quá nhiều (độ ẩm nhà yến vượt quá 90%) cộng thêm chất lượng gỗ kém dẫn tới thanh gỗ làm tổ cho chim yến bị ẩm mốc, chim không thể làm tổ được.

4. Xây dựng phần thô nhà yến không đạt

Một yếu tố khác mà hầu hết các nhà yến thất bại đều gặp phải đó chính là việc xây dựng phần thô không đạt các tiêu chí cơ bản nhất của một căn nhà yến:

Tiêu chí 1: Nắng không nóng

Mỗi một loài vật có cấu tạo sinh học phù hợp với một môi trường sống khác nhau, chính điều này đã làm nên sự đa đạng của thế giới động vật. Khác với điều kiện sống lạnh lẽo của chim cánh cụt, hay điều kiện sống khắc nghiệt trên những vùng sa mạc nắng nóng của loài chim ruồi Costa nhỏ bé, chim yến lại thích hợp sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn thức ăn phong phú, lượng mưa nhiều, nhiệt độ lý tưởng dao động từ 27 – 29 độ C. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy có hệ sinh thái vô cùng đa dạng làm nguồn thức ăn cho chim yến. Tuy nhiên, vào những mùa nóng, nhiệt độ cũng có khi lên đến 39 – 40 độ C.

Chúng tôi đã có dịp đến thăm quan những nhà yến thất bại vì lý do nhiệt độ nhà yến quá nóng nực. Hầu hết nhà yến xây dựng không dựa theo hướng gió, hướng mặt trời, không bổ sung thêm hệ thống làm mát (như lợp mái tôn, sử dụng tấm cách nhiệt, đổ mê chống thấm,..) dẫn đến tình trạng khi nhà yến đi vào hoạt đông thì nhiệt độ tăng cao, chim yến không thể ở được, thất bại là điều khó tránh khỏi.

Tiêu chí 2: Mưa không ồn

Yến là loài chim đòi hỏi điều kiện sống khá cao và cần môi trường sống hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, yên tĩnh. Chính vì thế, nếu môi trường sống trong nhà yến ồn ào cũng sẽ là một yếu tố bất lợi cho việc nhà yến hoạt động. Để giảm tiếng ồn các chủ nhà có thể tham khảo cách xây dựng tường cách âm, lợp mái chống ồn,…

Tiêu chí 3: Thoáng không khí

Một điểm đáng lưu ý nữa là việc ngăn phòng không phù hợp về tiêu chuẩn diện tích, bố trí các lỗ thông hơi, lỗ cửa, giếng trời không tạo được đường lưu thông luân chuyển không khí phù hợp trong nhà yến cũng khiến nhà yến trở nên bí bách. Không khí trong nhà yến không luân chuyển được dễ phát sinh nấm mốc khiến cho việc sửa chữa, tháo lắp thiết bị, đục phá tường gây tốn kém và rất mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn  yến, khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng bị yến bỏ hoang.

Một số chủ nhà yến vì muốn đảm bảo yếu tố “ không lọt sáng” của nhà yến mà bịt các lỗ thông hơi lại hoặc thông lệch tầng không hợp lý nhằm hạn chế ánh sáng ít nhất có thể. Tuy nhiên cách làm này vô tình đã làm cản trở sự lưu thông của các luồng khí, làm cho nhà yến không đủ không khí. Để cải thiện tình trạng không khí bí bách trong nhà yến thì các chủ nhà nên sử dụng các ống thông gió chéo hoặc ống 90 kết hợp co giảm sáng,..v..v..tuyệt đối không được bịt các lỗ thông hơi, giếng trời,..v..v

Tiêu chí 4: Không lọt sáng

Ánh sáng là yếu tố cũng khá quan trọng đối với sinh hoạt của đàn yến. Chim yến vốn là loài ưa tối, chúng chỉ cần ánh sáng ở mức 0,02 lux.  Chính vì vậy nhà yến cần đảm bảo được việc “không lọt sáng”. Khi không đảm bảo được yếu tố này thì dù có đặt được tiêu chí 1, 2, 3 thì chim yến vẫn không về làm tổ sinh sống. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo nhà yến thoáng mát thì các chủ nhà yến nên dùng các phương pháp bẻ cúp đường đi của ánh sáng.
Buong luon bi lot anh sang la nguyen nhan nha yen that bai | sua chua nha yen
Buồng lượn bị lọt ánh sáng là nguyên nhân nhà yến thất bại

Tiêu chí 5: Ngăn phòng hợp lý

Ngăn phòng trong nhà yến nhằm tạo ra trong nhà yến có nhiều phòng riêng biệt và ngăn phòng cũng là cách giảm dần ánh sáng rất hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý ngăn phòng phải tạo đường bay cho chim yến không qua lắt léo kiểu như mê cung.

5. Thu hoạch tổ yến không đúng cách

Việc chăm sóc nhà yến yêu cầu người nuôi yến cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch tổ yến cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại. Cụ thể: 

- Thu tổ triệt để.

- Thu sớm khi yến chưa sinh sản (khi chim mới quẹt tổ): đây là cách thu một số nhà yến vẫn thường áp dụng, tuy nhiên cách thu này được đánh giá là khiến nhà yến khó tăng đàn. Chính vì vậy khi các nhà yến mới  hoạt động chưa lâu mà áp dụng cách thu tổ này sẽ khiến nhà yến không tăng về số lượng, dần dần chim yến cũng sẽ bỏ đi tìm nơi ở khác mà chúng cho là an toàn hơn và sẽ dẫn đến tình trạng nhà yến thất bại.

- Thu khi yến còn trứng, chưa nở thành con. Đây là cách thu tổ không được khuyến khích, tuy nhiên vẫn có những chủ nhà thu tổ kiểu này. Sau đó lấy trứng và chim non đi bán ở một kênh kinh doanh khác. Có thể nói cách thu tổ này là “ vô nhân tính” cũng không oan vì nó không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến nhà yến mà nó còn cướp đi “cái giường” của những chú chim non chưa biết bay. Không một nhà yến nào có thể tồn tại với cách thu tổ này.

Một số lưu ý chung trong quá trình thu hoạch tổ yến mà người nuôi yến cần biết:

- Chọn thời điểm chim yến đi kiếm ăn để thu hoạch;

- Các hoạt động trong nhà yến cần phải nhẹ nhàng tránh làm chim yến sợ hãi;

- Kiểm tra kĩ các tổ trước khi thu hoạch xem trong tổ có chim non, trứng hay không (nếu có thì tuyệt đối không thu hoạch).

6. Thiết kế xây dựng nhà yến không hợp lý

Hiện nay có rất nhiều kiểu mẫu nhà nuôi chim yến, tùy theo điều kiện và nhu cầu mà ta có thể làm nhà yến như sau: kiểu nhà trệt – nhà cấp 4, nhà cao tầng – xây tường 20cm (nhà rất mát do thông hơi chéo hoặc chèn xốp cách âm cách nhiệt), nhà tường 10cm, nhà đổ bê tông vĩnh cửu, nhà lợp mái tôn chống nóng, nhà ở kết hợp nuôi chim yến trên lầu 1 và 2 hoặc nhà yến trên sân thượng,..v..v.. giữa nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn mẫu nhà nào là việc không đơn giản. Đây cũng có thể coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà yến khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu nhà.

Nha o ket hop nuoi yen cung la cach xay nha nuoi yen | sua chua nha yen
Nhà ở kết hợp nuôi yến cũng là cách xây nhà nuôi yến
Ví dụ:

- Ở miền bắc, khí hậu có 4 mùa rõ nét. Thời tiết khắc nghiệt nhất vào mùa đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 âm lich hàng năm. Trong suốt quãng thời gian này, nhiệt độ thường xuống rất thấp. Có những vùng núi cao còn dưới 0 độ, băng phủ kín làm chết nhiều cây trồng và gia súc, gia cầm. Chim yến cũng không tránh khỏi được những đợt lạnh này, cụ thể vào đợt rét cuối năm 2015, tại miền bắc đã có hàng chục ngàn chim yến chết vì rét.

Vào mùa hè, nhiệt độ thường xuyên tăng cao ở mức trên 30 độ C, không khí rất ngột ngạt và oi bức cũng rất khắc nghiệt đối với việc nuôi chim yến. Chính vì vậy, thiết kế cấu trúc nhà cho chim yến vừa đảm bảo mùa đông chim được ấm áp và mùa hè nhà chim mát mẻ là việc hết sức quan trọng.

- Còn đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là nơi có nhiều nhiều sông nước, cây trái quanh năm, thời tiết chỉ có 2 mùa mưa và nắng, nhiệt độ giữa các mùa  không chênh lệch nhau qua lớn chính là nơi lý tưởng đã và đang phát triển nghề yến hơn cả. Tuy nhiên do diện tích chủ yếu là sông nước, địa tầng vốn đã yếu nay lượng phù sa còn giảm xuống phân nửa (160 triệu tấn/ năm nay chỉ còn 80 – 90 triệu tấn/ năm) thì việc sụt lún, sạt lở rất dễ xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là các khu vực ven biển.

7. Độ ẩm và tạo mùi nhà yến không phù hợp

Độ ẩm và mùi nhà yến cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhà yến. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho nhà yến thất bại do độ ẩm không đạt tiêu chuẩn và mùi tạo không tự nhiên.

Ví dụ:

Mùi tạo không tự nhiên

- Lạm dụng hóa chất dẫn dụ chim yến

- Pha chế dung dịch tạo mùi không đúng nồng độ

- Sử dụng thuốc, hóa chất không chuyên dùng cho nhà yến

Độ ẩm không phù hợp

- Độ ẩm cao: khiến thanh tổ dễ nấm mốc, chim không làm tổ được hoặc có thì chân tổ cũng bị mốc xanh.

- Độ ẩm thấp: khiến tổ yến dễ rớt do khô, tổ không thể bám chắc vào thanh tổ.
Do am cao lam thanh go bi nam moc dan den nuoi yen that bai | sua chua nha yen
Độ ẩm cao làm thanh gỗ bị nấm mốc dẫn đến nuôi yến thất bại

Ngoài ra, hệ thống âm thanh không đạt, âm thanh không sống động, loa rời rạc,... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhà yến.

8. Thiên địch tấn công nhà yến

Khi nhà yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản có thể nói là đã tương đối thành công. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy yến vẫn không thể tăng đàn được. Các loại thiên địch này thường chui vào nhà yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của cả nhà yến, cụ thể như: 

- Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà, ống thông gió, miệng giếng trời,..v..v, chúng ăn trứng, chim non;

- Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn yến trưởng thành, chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời;

chim-cu-meo-moi-de-doa-chim-yen
Chim cú mèo - mối đe dọa chim yến
- Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến;

- Rắn: bò trường qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây thương tổn cho con người khi vào nhà yến chăm sóc, thu tổ;

- Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, yến non thậm chí cả yến trưởng thành;

- Dơi: ăn trứng và yến non, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang;

doi-cho-vung-kien-giang
Dơi chó vùng kiên giang
- Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi;

- Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến nhưng chúng giăng mắc mạng lưới của mình khắp nhà ảnh hưởng đến đường bay của chim yến;

- Rệp: là loại nhỏ liti, có rất nhiều trong môi trường ẩm và nhiều phân như nhà yến, chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi nơi khác.

9. Sàn nhà yến bị thấm nước

Xây dựng tiền chế hay đổ sàn tiết kiệm cũng là nguyên nhân khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng hư hỏng. Khi sàn nhà không đạt tiêu chuẩn chống thấm, đặc biệt đối với nhà yến có nhiều tầng (lầu), nước tạo ẩm sẽ ngấm xuống sàn làm sàn bị mục sau vài năm hoạt động và gỗ sẽ mốc và mục theo. Nước từ tầng trên thấm qua sàn xuống tần dưới cũng sẽ làm trần nhà tầng dưới bị ẩm, gỗ mốc, chim không thể xây tổ được.

- Không chống thấm: đổ mê bình thường, không sử dụng chất phụ gia chống thấm;

- Không thiết kế hệ thống thoát nước, khiến nước ứ đọng, đặc biệt đối với nhà yến cao tầng.

Trên đây là 9 nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhà nuôi yến thất bại, gây ảnh hưởng đến kinh tế của nhà đầu tư mà chúng tôi thường gặp trong quá trình tư vấn - sửa chữa, bảo trì nhà nuôi yến. Việc tránh được những sai lầm từ nhà yến thất bại sẽ giúp bạn có cơ hội thành công cao hơn cho ngôi nhà yến của mình. 

Chúc bạn có một nhà yến thành công, góp phần phát triển thương hiệu nghề nuôi yến Việt Nam!

Nếu cần thêm thông tin tư vấn trong lĩnh vực nuôi yến trong nhà, bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT

ĐT: 028.6252.4947 - Hotline: 0915.265.267




 
Hotline0938.311.453